Đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh bằng vàng, bạc, đá quý có được không?
Đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh bằng vàng, bạc, đá quý có được không?
Đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh bằng vàng, bạc, đá quý có được không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, trường hợp nguồn đóng góp tự nguyện là hiện vật, việc tiếp nhận, quản lý được quy định như sau:
- Ban Vận động các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng cấp hướng dẫn thành lập các điểm tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện. Toàn bộ hiện vật đóng góp tự nguyện phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chủng loại; bảo quản, lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định tại các điểm tiếp nhận hoặc kho tiếp nhận theo chỉ định của Ban Vận động. Căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện có thể sử dụng tạm thời kho chứa hàng hóa, trụ sở của cơ quan mình hoặc thuê kho tàng bến bãi làm nơi tập kết;
- Trường hợp cần phải hỗ trợ khẩn cấp, giải phóng nhanh hiện vật đóng góp tự nguyện tại điểm tiếp nhận, Ban Vận động quyết định phân phối ngay nhu yếu phẩm (quần áo, lương thực, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm khác) cho các đối tượng được hỗ trợ;
- Trường hợp hiện vật đóng góp tự nguyện bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thì Ban Vận động tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu giá tài sản và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp; trường hợp Ban Vận động cấp xã tiếp nhận hiện vật và tổ chức bán đấu giá thì nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy vẫn có thể tiếp nhận đóng góp tự nguyện bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Trong trường hợp đó, Ban Vận động phải tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu giá tài sản và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp; trường hợp Ban Vận động cấp xã tiếp nhận hiện vật và tổ chức bán đấu giá thì nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện.
Hoạt động phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, căn cứ để phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:
- Mức độ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra; mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh;
- Nguồn đóng góp tự nguyện chung cho cộng đồng và những khoản hỗ trợ có điều kiện, địa chỉ cụ thể;
- Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố (không qua Ban Vận động).
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, hoạt động phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện cụ thể như sau:
- Ban Vận động Trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cho các địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố đối với nguồn đóng góp tự nguyện do Ban Vận động Trung ương tiếp nhận.
- Căn cứ hướng dẫn của Ban Vận động Trung ương, Ban Vận động cấp tỉnh nơi địa phương không bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện cho các địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố.
- Ban Vận động các cấp ở địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố căn cứ hướng dẫn của Ban Vận động cấp trên, chủ trì, phối hợp với đại diện Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan có liên quan quyết định nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và phương thức vận động, đảm bảo phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn, đúng mục đích, hiệu quả, công khai, minh bạch và phân bổ, sử dụng hỗ trợ Nhân dân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Các nội dung chi hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
- Các quỹ từ thiện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ để phân phối nguồn đóng góp tự nguyện vận động được theo mục đích, phạm vi hoạt động và thông báo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức, cá nhân đóng góp.
- Đối với nguồn đóng góp tự nguyện do doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân vận động, tiếp nhận được thực hiện như sau:
+ Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện vận động được, khuyến khích chi theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này, trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này. Những khoản vận động, tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể phải được thực hiện theo đúng cam kết và quy định tại Nghị định này;
+ Chậm nhất trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ chủ trì, phối hợp với Ban Vận động cùng cấp (nếu có) hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân về phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện và tạo điều kiện, đảm bảo an toàn cho hoạt động hỗ trợ; cử lực lượng phối hợp tham gia phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi cần thiết hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức khác có tư cách pháp nhân;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân có trách nhiệm thống nhất với tổ chức, cá nhân đóng góp để có phương án phân phối, sử dụng khoản tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận còn dư hoặc chuyển cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để thực hiện các chính sách an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với mục tiêu đã cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp. Việc tiếp tục phân phối, sử dụng để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
- Nguồn đóng góp tự nguyện tiếp nhận được của Ban Vận động các cấp chưa sử dụng hết được sử dụng cho các nhiệm vụ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố của đợt sau. Trường hợp cuối năm tiền đóng góp tự nguyện còn dư được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.
Như vậy, có thể thấy pháp luật đã có những quy định cụ thể đối với đa dạng nguồn đóng góp tự nguyện. Tổ chức, cá nhân có thể đóng góp bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý vào nguồn đóng góp tự nguyện. Đồng thời, việc phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện cũng được thực hiện dựa trên căn cứ và quy định cụ thể như trên, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có thẩm quyền chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, xây dựng kinh tế?
- Giá đất, giá tài sản để tính bồi thường thu hồi đất khi phương án bồi thường phải chỉnh sửa, bổ sung được xác định từ khi nào?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn chỉ được cung ứng dịch vụ tư vấn về những hoạt động nào?
- Cách check var sao kê Vietcombank 11 9 MTTQ Việt Nam tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt thế nào?
- Danh sách sao kê tiền từ thiện ngày 11/9 Vietcombank của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ủng hộ bão lũ miền Bắc ra sao?