Đóng cảng cạn được thực hiện trong trường hợp nào? Việc đóng cảng cạn được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Đóng cảng cạn được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
1. Tạm dừng hoạt động của cảng cạn được thực hiện trong trường hợp để phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa cảng cạn hoặc để thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật. Trước khi công bố tạm dừng hoạt động cảng cạn để bảo dưỡng, sửa chữa, chủ đầu tư phải có kế hoạch trước và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của các cơ quan, đơn vị tại cảng cạn.
2. Đóng cảng cạn được thực hiện trong trường hợp vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh; cảng cạn không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, đóng cảng cạn được thực hiện trong trường hợp vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh; cảng cạn không còn đủ điều kiện hoạt động theo quy định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có thẩm quyền công bố đóng cảng cạn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền công bố mở, đóng cảng cạn
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, đóng cảng cạn.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại cảng cạn theo quy định.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là người có thẩm quyền công bố đóng cảng cạn.
Đóng cảng cạn (Hình từ Internet)
Việc đóng cảng cạn được thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
...
3. Thủ tục công bố tạm dừng hoạt động, đóng cảng cạn
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác. Hồ sơ gồm Tờ khai dừng hoạt động, đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Theo đó, việc đóng cảng cạn được thực hiện theo thủ tục như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị tạm dừng hoạt động hoặc đóng cảng cạn gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác.
Hồ sơ gồm Tờ khai dừng hoạt động, đóng cảng cạn theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông vận tải có văn bản quyết định công bố đóng cảng cạn theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2017/NĐ-CP; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Tải mẫu tờ khai đóng cảng cạn. Tại đây
Tải mẫu quyết định công bố đóng cảng cạn. Tại đây
Cảng cạn phải đáp ứng yêu cầu về vị trí, quy mô, chức năng như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1, 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 108:2021/BGTVT về Cảng cạn như sau:
Quy định về kỹ thuật
1. Yêu cầu về vị trí, quy mô
Vị trí, quy mô cảng cạn phải đảm bảo thuận lợi trong quá trình khai thác, kết nối với hệ thống cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế và đảm bảo các điều kiện sau:
1.1 Phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
1.2 Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối trực tiếp với cảng biển; Kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải khác (hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa).
1.3 Phải có ít nhất 02 phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
1.4 Diện tích yêu cầu của cảng cạn phải đảm bảo: (i) đủ công suất khai thác thiết kế hiện tại; (ii) đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng; (iii) có xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai; (iiii) Diện tích tối thiểu của cảng cạn không được nhỏ hơn 05 ha.
2. Yêu cầu về chức năng
Cảng cạn phải được thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm các phân khu để đảm bảo các chức năng sau:
2.1 Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container, hàng hóa khác.
2.2 Tập kết container, hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật.
2.3 Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.4 Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra.
2.5 Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
2.6 Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
...
Như vậy, cảng cạn phải đáp ứng yêu cầu về vị trí, quy mô, chức năng như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?