Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải có nội dung gì? Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự?
Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải có nội dung gì?
Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này.
Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải có những nội dung chính như sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Lưu ý: Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
TẢI VỀ Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải có nội dung gì? Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự? (Hình từ Internet)
Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như thế nào?
Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
(2) Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
(3) Trường hợp người yêu cầu thực hiện đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự.
Hết thời hạn quy định tại khoản (2) nêu trên mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
(4) Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:
- Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
- Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;
- Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự bị trả lại trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc trả lại đơn yêu cầu thì đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự bị Tòa án trả lại trong những trường hợp như sau:
(1) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
(2) Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết;
(3) Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
(4) Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
(5) Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
(6) Người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
(7) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Khi trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bảng công khai thông tin hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán?
- Kế hoạch tổ chức Hội thi thể dục thể thao mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 file word mới nhất?
- Mẫu bảng chấm công của hợp tác xã theo Thông tư 71? Hướng dẫn ghi mẫu bảng chấm công của hợp tác xã?
- Ngày 10 tháng 11 là ngày gì? Ngày 10 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 10 tháng 11 năm 2024 vào thứ mấy?
- Hạn cuối nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán?