Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật sử dụng theo mẫu nào?
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật sử dụng theo mẫu nào?
- Người có yêu cầu có thể tự in Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật không?
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được sử dụng phải tuân theo nguyên tắc gì?
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật sử dụng theo mẫu nào?
Người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện sử dụng mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam theo mẫu TP/QT-2020-ĐXNQT.2 quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:
Tải về mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật mới nhất tại đây.
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật (Hình từ Internet)
Người có yêu cầu có thể tự in Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật không?
Việc in, sử dụng mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:
In, sử dụng mẫu sổ quốc tịch, mẫu giấy tờ về quốc tịch
1. Mẫu sổ quốc tịch, mẫu giấy tờ về quốc tịch ban hành theo Danh mục tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ giải quyết các việc về quốc tịch được truy cập, tự in để sử dụng.
2. Người có yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch (sau đây gọi chung là người có yêu cầu) truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để in và sử dụng các mẫu Đơn, Bản khai lý lịch, Tờ khai. Trường hợp người có yêu cầu không thể tự in thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ có trách nhiệm in và phát miễn phí cho người có yêu cầu.
Theo quy định trên, các mẫu giấy tờ về quốc tịch ban hành theo Danh mục tại Điều 4 của Thông tư này, trong đó có Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ giải quyết các việc về quốc tịch được truy cập, tự in để sử dụng.
Người có yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch, cụ thể là xin nhập quốc tịch Việt Nam, truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để in và sử dụng mẫu Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bản khai lý lịch, Tờ khai.
Trường hợp người có yêu cầu không thể tự in thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ có trách nhiệm in và phát miễn phí cho người có yêu cầu.
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được sử dụng phải tuân theo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc sử dụng Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam dùng cho người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2020/TT-BTP như sau:
Nguyên tắc sử dụng mẫu giấy tờ về quốc tịch
1. Công chức làm công tác quốc tịch phải tự mình ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ, Trích lục đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Trong trường hợp thụ lý, giải quyết các việc về quốc tịch theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” ghi vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ.
2. Tùy theo từng loại việc, người có yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch phải điền đầy đủ, chính xác các thông tin theo các cột, mục trong mẫu Đơn, Bản khai lý lịch, Tờ khai.
3. Người có yêu cầu phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã ghi trong mẫu Đơn, Bản khai lý lịch, Tờ khai; trường hợp cố ý khai sai lệch thông tin thì tùy theo mức độ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, công chức làm công tác quốc tịch phải tự mình ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ, Trích lục đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Trong trường hợp thụ lý, giải quyết các việc về quốc tịch theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận “Một cửa” ghi vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ.
Tùy theo từng loại việc, người có yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch phải điền đầy đủ, chính xác các thông tin theo các cột, mục trong mẫu Đơn, Bản khai lý lịch, Tờ khai.
Người có yêu cầu phải chịu trách nhiệm về những thông tin đã ghi trong mẫu Đơn, Bản khai lý lịch, Tờ khai; trường hợp cố ý khai sai lệch thông tin thì tùy theo mức độ, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?