Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên có bắt buộc phải bố trí vị trí kế toán trưởng không?
Các mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 9. Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
1. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (sau đây gọi là đơn vị nhóm 1) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100%; có mức tự bảo đảm chi đầu tư bằng hoặc lớn hơn mức trích khấu hao và hao mòn tài sản cố định của đơn vị.
Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau:
- Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05 năm trước liền kề;
- Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định.
b) Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và có tích lũy dành chi đầu tư.
2. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật;
b) Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định).
3. Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phân loại như sau:
a) Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
b) Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
c) Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên.
4. Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10%;
b) Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp."
Như vậy đơn vị sự nghiệp công lập có các mức tự chủ tài chính gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên có bắt buộc phải bố trí vị trí kế toán trưởng không?
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 20. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
2. Phụ trách kế toán:
a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán.
b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
3. Thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, thời hạn bổ nhiệm phụ trách kế toán của các đơn vị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 5 năm sau đó phải thực hiện các quy trình về bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán. [...]"
Theo đó, nếu như đơn vị này thuộc trường hợp nêu ở khoản 2 thì sẽ không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng, trường hợp không thuộc trường hợp nào ở khoản 2 thì sẽ phải bố trí kế toán trưởng.
Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
1. Đơn vị sự nghiệp công thực hiện quản lý, sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm cho đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?
- Mẫu thư chúc tết nhân viên hay, ý nghĩa? Thư chúc Tết Nguyên đán doanh nghiệp gửi đến nhân viên?
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?