Đơn vị nào có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đã đảm bảo phòng cháy và chữa cháy hay chưa?
- Đơn vị nào có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đã đảm bảo phòng cháy và chữa cháy hay chưa?
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định nào?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được xây dựng trong phạm vi bao nhiêu tầng?
Đơn vị nào có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke đã đảm bảo phòng cháy và chữa cháy hay chưa?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 10 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Điều 9. Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cơ quan Công an thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
...
Điều 10. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan Công an ở các đơn vị, địa phương hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công an sẽ là đơn vị có thẩm quyền kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke xem đã đảm bảo phòng cháy và chữa cháy chưa.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung và hình thức kiểm tra quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
Theo đó, người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung và hình thức kiểm tra quy định.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được xây dựng trong phạm vi bao nhiêu tầng?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Phải bảo đảm có khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” (sau đây viết gọn là QCVN 06:2020/BXD), trong đó cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 45) đối với nhà có bậc chịu lửa IV. Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
b) Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được xác định thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng là nhóm F2.2 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
c) Chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập phụ thuộc vào bậc chịu lửa và được xác định tương ứng với nhóm các công trình công cộng, nhưng không vượt quá 16 tầng; không được bố trí quá tầng 16 khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà công năng khác theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD; cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà;
...
Theo đó, chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập phụ thuộc vào bậc chịu lửa và được xác định tương ứng với nhóm các công trình công cộng, nhưng không vượt quá 16 tầng.
Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được xây dựng trong phạm vi tối đa 16 tầng và không được vượt quá số này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?