Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn bằng 0 khi nào?
- Nơi cư trú của một đơn vị hợp thành được xác định như thế nào? Đơn vị hợp thành của một tập đoàn đa quốc gia là gì?
- Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn bằng 0 khi nào?
- Đối tượng nào có trách nhiệm xây dựng các biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu?
Nơi cư trú của một đơn vị hợp thành được xác định như thế nào? Đơn vị hợp thành của một tập đoàn đa quốc gia là gì?
Đơn vị hợp thành của một tập đoàn đa quốc gia là gì?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15:
Đơn vị hợp thành của một tập đoàn đa quốc gia là bất kỳ công ty, tổ chức nào thuộc tập đoàn và bất kỳ cơ sở thường trú nào của một công ty, tổ chức thuộc tập đoàn, bao gồm:
- Công ty mẹ tối cao;
- Công ty mẹ trung gian (nếu có);
- Công ty mẹ bị sở hữu một phần (nếu có);
- Công ty, tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh khác thuộc tập đoàn.
Trong đó, tập đoàn đa quốc gia là tập đoàn có ít nhất một đơn vị hợp thành hoặc một cơ sở thường trú không cư trú tại cùng nước với công ty mẹ tối cao.
Nơi cư trú của một đơn vị hợp thành được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 17 Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15:
Nơi cư trú của một đơn vị hợp thành được xác định như sau:
- Nếu đơn vị hợp thành là đối tượng cư trú về thuế tại một nước dựa trên nơi quản lý, nơi thành lập hoặc các tiêu chí tương tự thì đơn vị hợp thành đó được coi là cư trú tại nước đó;
- Trong các trường hợp khác, đơn vị hợp thành được coi là cư trú tại nước mà đơn vị đó được thành lập.
Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn bằng 0 khi nào?
Đối chiếu với quy định khoản 9 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15 Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT):
Theo đó, hằng năm, nếu đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị quyết 107/2023/QH15, đơn vị hợp thành được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn bằng 0 (không), cụ thể như sau:
Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn sẽ được xác định bằng 0 (không) trong một năm tài chính nếu đơn vị hợp thành hoặc tập hợp các đơn vị hợp thành trong năm tài chính liên quan đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
- Doanh thu bình quân theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam dưới 10 triệu EUR;
- Thu nhập bình quân theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam dưới 01 triệu EUR hoặc lỗ.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị quyết 107/2023/QH15 thì:
Doanh thu bình quân, thu nhập hoặc lỗ bình quân tại một nước là giá trị trung bình 03 năm (gồm năm tài chính hiện tại và 02 năm trước liền kề) của doanh thu, thu nhập hoặc lỗ tại nước đó theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là các quy định tại Nghị quyết này và các quy định của Chính phủ phù hợp với bộ quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu mà Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu).
Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia được lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn bằng 0 khi nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm xây dựng các biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị quyết 107/2023/QH15 về tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
1. Giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung, chính sách quy định tại Nghị quyết này; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện Nghị quyết; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác đa phương về trao đổi thông tin tự động phục vụ việc thu thuế tối thiểu toàn cầu; xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy, nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, có biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Như vậy, Quốc hội giao Chính phủ, các Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai chính thức, phân công trách nhiệm, tổ chức bộ máy, nguồn lực để kịp thời đáp ứng năng lực thực hiện cho cơ quan thuế, có biện pháp nâng cao tuân thủ tự nguyện cho người nộp thuế theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?