Đơn vị đầu mối hệ thống thông tin năng lượng là gì? Cơ quan nào là đơn vị đầu mối thực hiện vận hành hệ thống thông tin năng lượng?
Đơn vị đầu mối hệ thống thông tin năng lượng là gì?
Đơn vị đầu mối hệ thống thông tin năng lượng được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 34/2019/TT-BCT như sau:
Đơn vị đầu mối hệ thống thông tin năng lượng (sau đây gọi tắt là Đơn vị đầu mối) là đơn vị được Bộ Công Thương quy định chức năng, giao nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, công bố thông tin năng lượng và quản lý cơ sở dữ liệu năng lượng.
5. Đơn vị báo cáo, cung cấp thông tin năng lượng (sau đây gọi tắt là Đơn vị báo cáo) là các cơ quan, tổ chức thực hiện việc cung cấp các thông tin năng lượng theo chế độ báo cáo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
6. Đơn vị phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin năng lượng (sau đây gọi tắt là Đơn vị phối hợp) là đơn vị được các Bộ, ngành giao chức năng quản lý, xử lý thông tin, dữ liệu có liên quan đến thông tin năng lượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
7. Tồn kho đầu năm là lượng nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được lưu trữ trong kho của doanh nghiệp tại thời điểm ngày 01 tháng 01 của năm báo cáo.
8. Tồn kho cuối năm là lượng nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được lưu trữ trong kho của doanh nghiệp tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị đầu mối hệ thống thông tin năng lượng là đơn vị được Bộ Công Thương quy định chức năng, giao nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, công bố thông tin năng lượng và quản lý cơ sở dữ liệu năng lượng.
Đơn vị đầu mối hệ thống thông tin năng lượng là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào là đơn vị đầu mối thực hiện vận hành hệ thống thông tin năng lượng?
Cơ quan nào là đơn vị đầu mối thực hiện vận hành hệ thống thông tin năng lượng, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 34/2019/TT-BCT như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương
1. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
a) Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là Đơn vị đầu mối thực hiện các hoạt động thiết lập và quản lý vận hành hệ thống thông tin năng lượng;
b) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy trình quản lý vận hành đảm bảo an toàn hệ thống và bảo mật thông tin;
c) Xây dựng và hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo; tổ chức các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cần thiết đối với các Đơn vị báo cáo, Đơn vị phối hợp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thu thập thông tin năng lượng;
d) Tổ chức thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, xác thực nội dung thông tin từ các báo cáo, số liệu điều tra, khảo sát và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, dữ liệu được cập nhật vào cơ sở dữ liệu năng lượng.
2. Cục Điều tiết Điện lực: cung cấp, cập nhật số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động điện lực, số lượng và công suất các nhà máy điện tham gia thị trường điện và các thông tin năng lượng khác thuộc chức năng quản lý của đơn vị;
3. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững: cung cấp, cập nhật thông tin về cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hàng năm và các thông tin năng lượng khác thuộc chức năng quản lý của đơn vị;
4. Vụ Dầu khí và Than: cung cấp, cập nhật thông tin về trữ lượng dầu khí, than và các thông tin năng lượng khác thuộc chức năng, quản lý của đơn vị;
5. Viện Năng lượng: cung cấp, cập nhật thông tin về dự báo nhu cầu năng lượng, triển vọng năng lượng và các thông tin năng lượng khác thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
6. Các đơn vị tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này có trách nhiệm gửi văn bản báo cáo về Đơn vị đầu mối trước ngày 30 tháng 6 của năm tiếp sau năm báo cáo;
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo là đơn vị đầu mối thực hiện các hoạt động thiết lập và quản lý vận hành hệ thống thông tin năng lượng.
Kinh phí đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin năng lượng được lấy từ ngân sách nhà nước đúng không?
Kinh phí đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin năng lượng được lấy từ ngân sách nhà nước đúng không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 34/2019/TT-BCT như sau:
Kinh phí đảm bảo hoạt động của hệ thống
1. Kinh phí đảm bảo cho việc thiết lập, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp trên cơ sở dự toán hàng năm của Bộ Công Thương;
b) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng bao gồm:
a) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng;
b) Hoạt động nghiên cứu và đào tạo phục vụ công tác quản lý, vận hành, duy trì và khai thác hệ thống thông tin năng lượng;
c) Điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp thông tin vào hệ thống thông tin năng lượng;
d) Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật thông tin.
3. Đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm từ các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin năng lượng được lấy từ ngân sách nhà nước trên cơ sở dự toán hàng năm của Bộ Công Thương.
Ngoài ra còn lấy từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?