Đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm gì trong công tác đăng kiểm? Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm khi có vi phạm?
Đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm gì trong công tác đăng kiểm?
Đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm gì trong công tác đăng kiểm, thì theo quy định tại Điều 5 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm
1. Tổ chức việc công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị để khách hàng được biết và giám sát thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện kiểm định tại đơn vị theo quy định, đúng thẩm quyền được giao.
3. Tổ chức phân công nhiệm vụ kiểm định tại đơn vị phù hợp với năng lực, giấy chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ đăng kiểm.
4. Đảm bảo về nguồn nhân lực phục vụ kiểm định tại đơn vị theo quy định.
5. Đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ kiểm định và bảo hộ lao động theo quy định; duy trì tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định bảo đảm tính chính xác của các kết quả đo và thử nghiệm.
6. Kiểm tra, kiểm soát quá trình và kết quả kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm trong đơn vị đảm bảo đúng quy định.
7. Tổ chức thu phí, lệ phí đúng quy định.
Theo đó, trong công tác đăng kiểm thì đơn vị đăng kiểm có các trách nhiệm sau:
- Tổ chức việc công khai các thủ tục, quy trình kiểm định tại trụ sở đơn vị để khách hàng được biết và giám sát thực hiện.
- Tổ chức thực hiện kiểm định tại đơn vị theo quy định, đúng thẩm quyền được giao.
- Tổ chức phân công nhiệm vụ kiểm định tại đơn vị phù hợp với năng lực, giấy chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ đăng kiểm.
- Đảm bảo về nguồn nhân lực phục vụ kiểm định tại đơn vị theo quy định.
- Đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ kiểm định và bảo hộ lao động theo quy định; duy trì tình trạng thiết bị, dụng cụ kiểm định bảo đảm tính chính xác của các kết quả đo và thử nghiệm.
- Kiểm tra, kiểm soát quá trình và kết quả kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm trong đơn vị đảm bảo đúng quy định.
- Tổ chức thu phí, lệ phí đúng quy định.
Đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm gì trong công tác đăng kiểm? (Hình từ Internet)
Đơn vị đăng kiểm không trang bị đầy đủ thiết bị kiểm định thì có bị đình chỉ không?
Đơn vị đăng kiểm không trang bị đầy đủ thiết bị kiểm định thì có bị đình chỉ không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau:
Xử lý vi phạm đối với đơn vị đăng kiểm
1. Đơn vị đăng kiểm bị cảnh cáo khi vi phạm một trong các khoản quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
2. Đơn vị đăng kiểm bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Khi vi phạm từ hai khoản trở lên trong số các khoản tại Điều 5 của Thông tư này hoặc bị xử lý cảnh cáo từ ba lần trở lên;
b) Khi vi phạm một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 5 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, thì đơn vị đăng kiểm vi phạm từ 2 khoản trở lên trong số các khoản tại Điều 5 của Thông tư này hoặc bị xử lý cảnh cáo từ ba lần trở lên thì bị đình chỉ hoạt động.
Hoặc khi vi phạm không trang bị đầy đủ thiết bị kiểm định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm khi có vi phạm?
Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm khi có vi phạm, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Thông tư 42/2012/TT-BGTVT như sau:
Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý vi phạm của Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đối tượng khác theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử lý vi phạm của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải và các đối tượng khác theo thẩm quyền.
3. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam:
a) Quyết định xử lý vi phạm của thủ trưởng các đơn vị đăng kiểm, các cơ quan tham mưu nghiệp vụ và các cán bộ đăng kiểm thuộc quyền quản lý của Cục;
b) Đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm có vi phạm;
c) Thu hồi giấy chứng nhận, thẻ đăng kiểm viên.
4. Giám đốc Sở Giao thông vận tải và cơ quan cấp trên khác của đơn vị đăng kiểm:
a) Quyết định xử lý vi phạm của thủ trưởng các đơn vị đăng kiểm và các cán bộ đăng kiểm thuộc quyền quản lý của Sở;
b) Báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền về vi phạm của cơ quan, tổ chức và cá nhân để xử lý vi phạm theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm có vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?