Đồn trường đồn biên phòng khu vực biên giới Việt Nam và Lào có những nhiệm vụ nào cần thực hiện? Đồn biên phòng tại khu vực biên giới Việt Nam và Lào có những nhiệm vụ nào?
Đồn biên phòng tại khu vực biên giới Việt Nam và Lào có những nhiệm vụ nào?
Đồn trưởng đồn biên phòng khu vực biên giới Việt - Lào (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 30 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về nhiệm vụ của đồn biên phòng tại khu vực hiên giới Việt nam - Lào như sau:
Trong việc quản lý đường biên giới và bảo quản các mốc quốc giới, các đồn Biên phòng hai Bên có nhiệm vụ:
a. Tổ chức quản lý đoạn biên giới và bảo quản các mốc quốc giới do đồn mình phụ trách.
b. Phát hiện những hiện tượng thay đổi về đường biên giới trên thực địa, ngăn chặn kịp thời những hành động phá hoại, di chuyển mốc quốc giới, phát hiện những mốc quốc giới bị phá hoại, bị hư hại, bị di chuyển và những hiện tượng không bình thường khác, kịp thời thông báo cho đồn đối diện biết và làm biên bản chung báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên sau khi cùng xem xét hiện trường.
c. Tiến hành kiểm tra liên hợp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần; thời gian kiểm tra định kỳ do các đồn có trách nhiệm liên đới thoả thuận.
d. Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục mốc quốc giới trong phạm vi đồn phụ trách theo kế hoạch của cơ quan biên giới Trung ương.
Theo đó, đồn biên phòng có các nhiệm vụ như:
- Tổ chức quản lý đoạn biên giới và bảo quản các mốc quốc giới;
- Phát hiện những hiện tượng thay đổi về đường biên giới trên thực địa, ngăn chặn kịp thời những hành động phá hoại, di chuyển mốc quốc giới, phát hiện những mốc quốc giới bị phá hoại, bị hư hại, bị di chuyển;
- Phát hiện những hiện tượng không bình thường khác, kịp thời thông báo cho đồn đối diện biết và làm biên bản chung báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên sau khi cùng xem xét hiện trường;
- Tiến hành kiểm tra liên hợp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần;
- Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục mốc quốc giới trong phạm vi đồn phụ trách.
Đồn trưởng đồn biên phòng khu vực biên giới Việt Nam và Lào có những nhiệm vụ nào cần thực hiện?
Căn cứ Điều 31 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về nhiệm vụ của Đồn trưởng đồn biên phòng như sau:
Đồn trưởng biên phòng mỗi bên có nhiệm vụ:
a. Quan hệ với Đồn trưởng biên phòng bên kia trong việc thực hiện những nhiệm vụ và giải quyết những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì báo cáo lên cấp trên và chính quyền cấp tỉnh.
b. Tiếp nhận hoặc trao cho Bên kia những người vi phạm quy chế qua lại biên giới nói ở Điều 29 của Hiệp định này.
c. Phối hợp hoạt động với phía bên kia cùng bảo vệ an ninh khu vực biên giới.
d. Cấp giấy phép cho công dân khu vực biên giới phía Bên mình khi có việc phải qua khu vực biên giới Bên kia theo khoản a. Điều 19 của Hiệp định này.
Theo đó, Đồn trưởng đồn biên phòng khu vực biên giới cần thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nêu trên.
Đồn trưởng đồn biên phòng Việt Nam có phải thực hiện họp thường kỳ với đồn trưởng đồn biên phòng nước bạn hay không?
Căn cứ Điều 32 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về chế độ quan hệ làm việc giữa Đồn trưởng đồn biên phòng hai Bên quyết định như sau:
Chế độ quan hệ làm việc giữa Đồn trưởng biên phòng hai Bên quyết định như sau:
a. Tiến hành họp thường kỳ 3 tháng một lần và họp bất thường nếu cần để giải quyết những công việc đã quy định ở điều 31 của Hiệp định này.
b. Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức luân phiên họp trên lãnh thổ Bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm về ăn, ở, đi lại, hoạt động và an ninh. Hai Bên thông báo trước cho nhau biết các vấn đề sẽ nêu và thành phần dự họp.
c. Đề nghị họp bất thường của Đồn trưởng biên phòng cần đưa ra cho Đồn trưởng biên phòng Bên kia trước 24 giờ và cần được Đồn trưởng biên phòng Bên kia chấp thuận.
d. Nếu Đồn trưởng một đồn biên phòng gặp trở ngại không thể đến họp được, có thể uỷ nhiệm Phó trưởng đồn hoặc người đại diện có thẩm quyền khác họp thay nhưng cần báo trước cho Đồn trưởng đồn đối diện biết.
e. Cuộc họp của các Đồn trưởng đồn biên phòng cần làm biên bản chung ghi rõ thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của Đồn trưởng hai Bên hoặc người được uỷ quyền.
Như vậy, Đồn trưởng đồn biên phòng hai Bên phải tiến hành họp thường kỳ 3 tháng một lần và họp bất thường nếu cần để giải quyết những công việc theo quy định.
Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức luân phiên họp trên lãnh thổ Bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm về ăn, ở, đi lại, hoạt động và an ninh. Hai Bên thông báo trước cho nhau biết các vấn đề sẽ nêu và thành phần dự họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?