Đối với yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu không?
- Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế kiến trúc có thuộc nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc không?
- Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế kiến trúc có được nhà nước đầu tư hay không?
- Đối với yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu không?
Việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế kiến trúc có thuộc nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Luật Kiến trúc 2019 thì việc quản lý nhà nước về kiến trúc gồm có những nội dung như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc
1. Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiến trúc.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch trong hoạt động kiến trúc.
3. Tổ chức, thống nhất quản lý kiến trúc đô thị và kiến trúc nông thôn; quản lý hành nghề kiến trúc.
4. Cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
5. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc.
6. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ về kiến trúc; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực hoạt động kiến trúc.
7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động kiến trúc.
8. Hợp tác quốc tế về kiến trúc.
9. Xây dựng, quản lý lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động kiến trúc.
10. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kiến trúc; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế kiến trúc là một trong những nội dung quản lý nhà nước về kiến trúc theo quy định của pháp luật.
Đối với yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối thực hiện không? (Hình từ internet)
Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế kiến trúc có được nhà nước đầu tư hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Kiến trúc 2019 về chính sách của Nhà nước trong hoạt động kiến trúc thì Nhà nước đầu tư cho các hoạt động cụ thể sau đây:
- Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam;
- Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động kiến trúc; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kiến trúc;
- Xây dựng mẫu thiết kế kiến trúc đáp ứng tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiến trúc.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế kiến trúc là một trong những hoạt động được Nhà nước đầu tư.
Đối với yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
...
Theo quy định trên thì kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có các quyền dưới đây:
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Như vậy, đối với yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền từ chối nghiệm thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?