Đối với tổ chức tín dụng, cơ quan nào sẽ có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?
Đối với tổ chức tín dụng, cơ quan nào sẽ có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường?
Cơ quan có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông họp bất thường theo quyết định triệu tập họp của Hội đồng quản trị trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của tổ chức tín dụng;
b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này;
c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng;
d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
...
Theo quy định trên, Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của tổ chức tín dụng khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 59 nêu trên.
Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng thông qua các quyết định bằng hình thức nào?
Hình thức thông qua các quyết định Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Đại hội đồng cổ đông
...
3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua theo quy định sau đây:
a) Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản;
b) Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này, quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định;
c) Đối với quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm b, h, p và r khoản 2 Điều này thì phải được số cổ đông đại diện trên 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận hoặc tỷ lệ khác cao hơn do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định;
d) Việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải được thực hiện dưới hình thức bầu dồn phiếu.
...
Theo đó, Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
Không tổ chức Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì tổ chức tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng không tổ chức Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm quy định về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 62, khoản 1 Điều 70, Điều 81, Điều 84 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Không duy trì việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Không tổ chức hoặc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi bầu, bổ nhiệm những người không được cùng đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 34 và khoản 3 Điều 83 Luật Các tổ chức tín dụng.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bầu, bổ nhiệm những người không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại các khoản 2, 3 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Bầu, bổ nhiệm những chức danh quy định tại khoản 5 Điều 50, khoản 2 Điều 75 Luật Các tổ chức tín dụng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
...
Như vậy, tổ chức tín dụng không tổ chức Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?