Đối với những khiếu nại thi hành án dân sự không được thụ lý giải quyết thì cần xử lý như thế nào?
Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định thi hành án dân sự được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 140 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau:
- Đối với quyết định, hành vi về thi hành án trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
- Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định;
Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
- Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;
- Đối với quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó.
Trường hợp do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn khiếu nại.
Lần khiếu nại tiếp theo, thời hiệu là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền.
Những khiếu nại thi hành án dân sự nào không được thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 141 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về những khiếu nại thi hành án dân sự không được thụ lý giải quyết như sau:
Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý giải quyết
1. Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Người đại diện không có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại đã hết.
5. Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 7 Điều 142 của Luật này.
Dẫn chiếu Điều 142 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy đinh về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án
...
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau đây:
...
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
...
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các khiếu nại sau đây:
...
b) Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
Theo đó, những trường hợp khiếu nại thi hành án dân sự nêu trên không được thụ lý giải quyết.
Đối với trường hợp khiếu nại đã được thụ lý giải quyết rồi nhưng không đồng ý hướng giải quyết thì việc khiếu nại tiếp có thể được thụ lý nếu:
- Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành
- Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
Đối với những khiếu nại thi hành án dân sự không được thụ lý giải quyết thì cần xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối với những khiếu nại thi hành án dân sự không được thụ lý giải quyết thì cần xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc xử ký đối với khiếu nại thi hành án dân sự không được thụ lý như sau:
Giải quyết khiếu nại về thi hành án
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc trường hợp không phải thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Trường hợp đơn khiếu nại vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì nội dung khiếu nại về thi hành án được giải quyết theo quy định về giải quyết khiếu nại về thi hành án, nội dung tố cáo được giải quyết theo quy định về giải quyết tố cáo.
...
Như vậy, những khiếu nại thuộc trường hợp không phải thụ lý để giải quyết thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn.
Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh? Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh?
- Mục đích sử dụng đất ở tại đô thị là gì? Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích nào?
- Người sử dụng đất có phải đăng ký biến động khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không?
- Cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trễ 30 ngày bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ đầu tư có được ủy quyền cho bên liên doanh ký hợp đồng đặt cọc đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại không?