Đối với nhiễm điện từ của thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình thì yêu cầu kỹ thuật là gì?
Bức xạ, miễn nhiễm từ là gì?
Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9373:2012 về Thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình - Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) thì:
Bức xạ (Radiation) là hiện tượng gây bởi hiện tượng các sóng điện từ phát xạ từ một nguồn vào trong không gian Năng lượng được truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ.
Miễn nhiễm (Immunity) là khả năng thiết bị hay hệ thống hoạt động mà không suy giảm chất lượng trước sự xuất hiện của nhiễu điện từ.
Ngoài ra, miễn nhiễm bên trong (Internal immunity) là khả năng của thiết bị, hệ thống hoạt động mà không suy giảm chất lượng trước nhiễu điện từ xuất hiện tại đầu vào danh nghĩa của các thiết bị đầu cuối hoặc ăngten.
Miễn nhiễm bên ngoài (External immunity) là khả năng của thiết bị, hệ thống hoạt động mà không suy giảm chất lượng trước nhiễu điện từ xuất hiện tại đầu vào danh nghĩa của các thiết bị đầu vào hoặc ăngten.
Miễn nhiễm nguồn điện lưới (Mains immunity) là miễn nhiễm do nhiễu từ nguồn điện lưới cung cấp.
Mức miễn nhiễm (Immunity level) là mức tối đa của nhiễu điện từ tác động tới thiết bị hay hệ thống mà thiết bị hay hệ thống vẫn hoạt động với yêu cầu đảm bảo chất lượng.
Giới hạn miễn nhiễm (Limmunity limit) là mức miễn nhiễm tối thiểu yêu cầu.
Nhiễu điện từ (Electromagnetic disturbance): Thông thường nhiễu điện từ có thể gây suy giảm hiệu suất chất lượng hoặc những bất lợi ảnh hưởng tới thiết bị hay hệ thống các thiết bị.
Bức xạ, miễn nhiễm từ là gì? (Hình từ Internet)
Đối với nhiễm điện từ của thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình thì yêu cầu kỹ thuật là gì?
Yêu cầu kỹ thuật các đặc tính bức xạ và miễn nhiễm đối với nhiễm điện từ của trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9373:2012 về Thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình - Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC), cụ thể:
Yêu cầu kỹ thuật về bức xạ: Mức nhiễu không được vượt quá các chỉ tiêu giới hạn trong 5.1 và 5.2 khi sử dụng các phép đo miêu tả theo điều 6. Tại khoảng chuyển đổi tần số, mức thấp sẽ được áp dụng.
Trong đó, tiểu Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9373:2012 về Thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình - Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) quy định về Điện áp nhiễu từ thiết bị:
Về giới hạn điện áp nhiễu dẫn nguồn thiết bị
Bảng 1 - Giới hạn điện áp nhiễu dẫn nguồn thiết bị
Dải tần số, MHz | Giá trị cực đại | Giá trị trung bình |
0,15 ÷ 0,5 | 66 ÷ 56 a) (*) | 56 ÷ 46 a) (*) |
0,5 ÷ 5 | 56 | 46 |
5 ÷ 30 | 60 | 50 |
(*) a) Suy giảm tuyến tính với hàm logarit của tần số
Về giới hạn điện áp nhiễu đầu vào thiết bị
Bảng 2 - Giới hạn điện áp nhiễu dẫn đầu vào thiết bị
Dải tần số, MHz | Tần số dao động | Mức (75W) dB (mv) |
30 ÷ 3 000 | Tần số cơ bản | 46 |
30 ÷ 3 000 | Các hài | 46 |
Tiểu Mục 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9373:2012 về Thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình - Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) quy định về Bức xạ
Về Bức xạ từ thiết bị tích cực
Trong trường hợp nhiễu dải rộng (không có nhiễu sóng mang đơn), mức phát xạ được đo kiểm tra với một máy thu đo có bộ tách sóng và đo kiểm các băng tần như trong Bảng 3.
Bảng 3 - Giới hạn nhiễu bức xạ
Dải tần số, MHz | Các giá trị giới hạn, dB (pW) | Băng thông đo, kHz |
5 đến 30 | 27 - 20 a | 9 |
30 đến 950 | 20 | 120 |
950 đến 2 500 | 43 | 1 000 |
2 500 đến 25 000 | 57 | 1 000 |
a Giảm tuyến tính với hàm logarit của tần số
Về Công suất bộ tạo dao động nội tại cổng vào khối ngoài trời
Bảng 4 - Giới hạn mức công suất bộ tạo dao động nội
Dải tần số GHz | Mức ngưỡng dB (pW) |
2,5 đến 25 | 30 |
Yêu cầu kỹ thuật về miễn nhiễm: Thiết bị cần đo kiểm tra phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo điều 6.3, về nhiễu mức/giá trị giới hạn tuân thủ theo điều 5.3.
Yêu cầu chung về phương pháp đo điện áp nhiễu từ thiết bị trong dải tần 9kHz đến 30MHz trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 6.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9373:2012 về Thiết bị trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình - Yêu cầu về tương thích điện từ (EMC) thì
Yêu cầu chung về phương pháp đo điện áp nhiễu từ thiết bị trong dải tần 9kHz đến 30MHz trong hệ thống phân phối cáp tín hiệu truyền hình là:
Đo điện áp nhiễu dẫn từ thiết bị nên được tiến hành tại một phòng có che chắn theo phương pháp mô tả trong TCVN 7600:2010 (CISPR 13:2009), ngoại trừ tín hiệu mong muốn là dạng sóng mang hình sin.
Ở tất cả các tần số trong dải tần hoạt động của thiết bị, điện áp nhiễu dẫn từ thiết bị được đưa vào mạch điện chính của thiết bị thử nghiệm sẽ được đo bằng mạch mô phỏng riêng với bộ tiếp nhận đo như bộ tách sóng đỉnh cho các phép đo băng rộng và bộ tách sóng trung bình cho các phép đo băng hẹp.
Lưu ý: trừ khi được chỉ định, việc đo lường được thực hiện để đánh giá chất lượng của thiết bị cần đo kiểm tra ở nhiệt độ phòng chuẩn. Nếu cần thiết, bổ sung các phép đo được thực hiện tại nhiệt độ môi trường lúc cao nhất và thấp nhất.
Các thiết bị cần đo kiểm tra bao gồm tất cả những khối lắp ráp phụ mà nó thường được sử dụng.
Phương pháp đo điện áp nhiễu từ thiết bị trong dải tần 9 kHz đến 30 MHz áp dụng cho các phép đo điện áp nhiễu dẫn từ thiết bị trong dải tần 9 kHz đến 30 MHz trên các đường dây cấp nguồn.
Điện áp đo bao gồm nhiều băng hẹp và băng rộng tương đương như nguồn nhiễu được tạo bởi từ các bộ chỉnh lưu bán dẫn nguồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?