Đối với hộ kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức?
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân được quy định ra sao?
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Từ quy định nêu trên thì đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, việc xác định được hộ kinh doanh là tổ chức hay cá nhân là điều quan trọng để áp dụng mức phạt tiền đúng theo quy định của pháp luật.
Đối với hộ kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức? (Hình từ Internet)
Đối với hộ kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế thì áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức?
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hiện nay đang được áp dụng theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Theo đó căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
- Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
- Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
- Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định này thì hộ kinh doanh không nằm trong đối tượng xử phạt là tổ chức.
Và bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
d) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Theo đó đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh thì hiện nay áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân, và từ đó đối chiếu với quy định tại điểm a khoản 4 để xác định được múc phạt tiền phù hợp với quy định hiện hành.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung gì? Bảo vệ Tổ quốc được quy định thế nào?
- Nghị định 73 2024 về tiền thưởng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào?
- Mẫu lịch trực Tết Nguyên đán? Lịch trực Tết Nguyên đán dành cho cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị?
- Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?