Đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có bắt buộc phải áp dụng toàn bộ nội dung của Điều ước không?
Đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có bắt buộc phải áp dụng toàn bộ nội dung của Điều ước không?
Căn cứ Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.
2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.
Quy định trên có nêu căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện.
Như vậy, đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia không bắt buộc phải áp dụng toàn bộ nội dung của Điều ước.
Đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có bắt buộc phải áp dụng toàn bộ nội dung của Điều ước không? (hình từ internet)
Việc thẩm định khả năng áp dụng trực tiếp một phần hay toàn bộ nội dung của Điều ước quốc tế là trách nhiệm của cơ quan nào?
Tại Điều 20 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định điều ước quốc tế
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định điều ước quốc tế trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại Điều 21 của Luật này hoặc trong thời hạn 60 ngày trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nội dung thẩm định điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tính hợp hiến;
b) Mức độ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế;
d) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế do Bộ Tư pháp đề xuất ký, điều ước quốc tế đề xuất ký còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc có nội dung quan trọng, phức tạp thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định điều ước quốc tế.
Thành phần của Hội đồng thẩm định điều ước quốc tế bao gồm đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó, việc thẩm định khả năng áp dụng trực tiếp một phần hay toàn bộ nội dung của Điều ước quốc tế là trách nhiệm Bộ Tư pháp.
Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung gì?
Tại Điều 76 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế
1. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phê duyệt kế hoạch thực hiện, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành hoặc biện pháp khác để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Sau khi lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan đề xuất căn cứ vào tính chất, nội dung của điều ước quốc tế, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao về việc điều ước quốc tế có hiệu lực.
3. Trong trường hợp cơ quan đề xuất không phải là cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế, cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế.
Cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đề xuất quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều này, Điều 79 và Điều 80 của Luật này.
4. Kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:
a) Lộ trình thực hiện điều ước quốc tế;
b) Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
c) Dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế;
d) Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện điều ước quốc tế;
đ) Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế.
5. Sau khi kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế được phê duyệt, cơ quan đề xuất và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đó.
Đối chiếu với quy định trên thì kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế bao gồm những nội dung sau đây:
- Lộ trình thực hiện điều ước quốc tế;
- Dự kiến phân công trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tổ chức thực hiện điều ước quốc tế;
- Dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế;
- Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện điều ước quốc tế;
- Tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?