Đối với công trình thủy lợi thì phương pháp quan trắc là gì và gồm có những phương pháp chính nào theo quy định?
- Đối với công trình thủy lợi thì phương pháp quan trắc là gì và gồm có những phương pháp chính nào theo quy định?
- Đối với công trình thủy lợi thì thiết kế hệ thống quan trắc và mức độ hoàn thiện theo các giai đoạn thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu như thế nào?
- Đối với công trình thủy lợi thì quan trắc lưu lượng thấm hạ lưu và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên vai đập được quy định như thế nào?
Đối với công trình thủy lợi thì phương pháp quan trắc là gì và gồm có những phương pháp chính nào theo quy định?
Căn cứ theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:
Nội dung, phương pháp và thiết bị, yêu cầu về thiết kế hệ thống quan trắc
...
5.2 Phương pháp và thiết bị quan trắc
5.2.1 Phương pháp quan trắc là phương pháp ghi đo số liệu, bao gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp quan trắc trực tiếp (đo thủ công) và phương pháp quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo tự động). Trong một công trình có thể tồn tại song song cả hai phương pháp. Việc lựa chọn phương pháp quan trắc phụ thuộc vào nội dung quan trắc, loại thiết bị và điều kiện kinh tế - kỹ thuật của công trình, cụ thể như sau:
...
Như vậy, đối với công trình thủy lợi thì phương pháp quan trắc là phương pháp ghi đo số liệu.
Và bao gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp quan trắc trực tiếp (đo thủ công) và phương pháp quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo tự động).
Trong một công trình có thể tồn tại song song cả hai phương pháp.
Việc lựa chọn phương pháp quan trắc phụ thuộc vào nội dung quan trắc, loại thiết bị và điều kiện kinh tế - kỹ thuật của công trình.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Đối với công trình thủy lợi thì thiết kế hệ thống quan trắc và mức độ hoàn thiện theo các giai đoạn thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:
Nội dung, phương pháp và thiết bị, yêu cầu về thiết kế hệ thống quan trắc
...
5.3 Yêu cầu về thiết kế hệ thống quan trắc
Thiết kế hệ thống quan trắc và mức độ hoàn thiện theo các giai đoạn thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây;
5.3.1 Giai đoạn lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi:
1) Sự cần thiết phải bố trí thiết bị quan trắc;
2) Đề xuất nguyên tắc, nội dung và đối tượng cần quan trắc;
3) Sơ bộ về khối lượng thiết bị và vốn đầu tư.
5.3.2 Giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
1) Sự cần thiết phải bố trí thiết bị quan trắc;
2) Đề xuất nguyên tắc, nội dung và đối tượng cần quan trắc;
3) Xác định khối lượng thiết bị và vốn đầu tư;
4) Kiến nghị (nếu cần thiết) về chế độ quan trắc đặc biệt. Đề cương nhiệm vụ quan trắc đặc biệt phải làm rõ được các nội dung: Sự cần thiết, nội dung cần quan trắc, phạm vi quan trắc, thiết bị, vốn đầu tư và thời gian thực, hiện (bắt đầu, kết thúc).
5.3.3 Giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật đối với công trình thiết kế 3 bước:
1) Bố trí các tuyến quan trắc trên mặt bằng và các mặt cắt công trình;
2) Bố trí thiết bị đo trong mỗi tuyến, mỗi mặt cắt;
3) Sơ đồ bố trí hệ thống dây dẫn từ thiết bị đo đến thiết bị thu nhận, xử lý phân tích dữ liệu;
4) Bảng thống kê danh mục số lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật thiết bị đo và thiết bị thu nhận, xử lý phân tích dữ liệu;
5) Dự toán chi tiết xây dựng và lắp đặt thiết bị quan trắc trong dự toán công trình.
5.3.4 Giai đoạn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công:
1) Thiết kế lắp đặt cho mỗi loại thiết bị đo;
2) Thiết kế chi tiết từng tuyến dẫn từ thiết bị đo đến thiết bị thu nhận, xử lý phân tích dữ liệu;
3) Thiết kế chi tiết, kết cấu của các thiết bị đo (nếu chưa có thiết kế mẫu);
4) Thiết kế lắp đặt thiết bị đo, thu nhận, xử lý phân tích dữ liệu; thống kê danh mục về số lượng, chủng loại và thông số kỹ thuật, vị trí đặt thiết bị đo, thiết bị thu nhận, trong từng mặt cắt và toàn bộ công trình;
5) Dự toán chi tiết từng nội dung, đối tượng quan trắc.
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì thiết kế hệ thống quan trắc và mức độ hoàn thiện theo các giai đoạn thiết kế phải đáp ứng được các yêu cầu như trên.
Đối với công trình thủy lợi thì quan trắc lưu lượng thấm hạ lưu và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên vai đập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 6.1.5 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:
Thiết kế và lắp đặt thiết bị quan trắc
6.1 Quan trắc thấm
...
6.1.5 Quan trắc lưu lượng thấm hạ lưu (đối với công trình đất, đá: đập đất, đất đá hỗn hợp, đá đổ) và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên vai đập
6.1.5.1 Để xác định lưu lượng thấm hạ lưu đập, tại chân mái hạ lưu đập đặt các rãnh tập trung nước ở những điểm cần đo lưu lượng. Các điểm đo lưu lượng thông thường được bố trí ở nơi có cao độ thấp nhất của các rãnh tập trung nước và cách nhau không quá 250 m. Số lượng điểm đo tối thiểu là ba, trong đó một ở khu vực lòng sông còn lại là ở hai bên vai đập.
6.1.5.2 Thiết bị đo lưu lượng (xem Phụ lục B) thường sử dụng là đập tràn kiểu tam giác, kiểu thành mỏng (đo thủ công) hoặc các cảm biến đo lưu lượng nước (đo tự động) đáp ứng theo yêu cầu như quy định tại điều 5.2.2
6.1.5.3 Trường hợp cần thiết phải quan trắc lưu lượng thấm ở mái đào hai bên vai đập thực hiện như quy định tại điều 6.1.5.1 và 6.1.5.2, áp dụng với mái đào từng bên vai đập.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi thì quan trắc lưu lượng thấm hạ lưu và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên vai đập được quy định như định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 tháng 10 là ngày gì? Ngày 13 tháng 10 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 13 tháng 10 là ngày thứ mấy trong tuần?
- Người sử dụng đất xây dựng công trình ngầm có được chuyển nhượng không gian dưới lòng đất hay không?
- Kỷ niệm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10 10 tổ chức thế nào? Các hành vi luật sư không được làm?
- Hướng dẫn đăng nhập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025? Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025 mấy vòng?
- Lễ đón ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam như thế nào? Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại ra sao?