Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào? Quyền của đối tượng này là gì?

Tôi có thắc mắc liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính. Cho tôi hỏi đối tượng thực hiện thủ tục hành chính bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào? Quyền của đối tượng này là gì? Câu hỏi của chị N.T.H ở Bình Định.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?

Theo Điều 6 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;
c) Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;
d) Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;
đ) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

Theo quy định trên, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau:

+ Cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.

+ Đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.

+ Cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính (Hình từ Internet)

Thủ tục hành chính (Hình từ Internet)

Quyền của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là gì?

Theo Điều 21 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính như sau:

Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
1. Thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính.
2. Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong thủ tục hành chính hoặc chưa được công khai theo quy định.
3. Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan.
4. Không được cản trở hoạt động thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
5. Không hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.
6. Giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính; phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về những bất hợp lý của thủ tục hành chính và các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục hành chính.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính theo quy định của pháp luật.
8. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
9. Thực hiện quy định khác của pháp luật.

Theo đó, đối tượng thực hiện thủ tục hành chính có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 21 nêu trên.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính như sau:

Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính
1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
2. Phải tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc trong thực hiện thủ tục hành chính.
3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định.
4. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện trình tự, hồ sơ hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng theo hướng dẫn của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.
5. Chấp hành nghiêm túc các quy định của cấp có thẩm quyền về thủ tục hành chính đã được người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
6. Chủ động tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính không phù hợp, thiếu khả thi.
7. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
8. Thực hiện quy định khác của pháp luật.

Như vậy, cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính có những trách nhiệm được quy định tại Điều 20 nêu trên.

Thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 01/7/2024, VNeID là tài khoản duy nhất thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đúng không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục hành chính thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Công bố 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện ra sao?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư ra sao? Mức phí thực hiện thủ tục hành chính mới là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng hợp 10 thủ tục hành chính về đất đai mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2025 gồm thủ tục nào?
Pháp luật
8 nhiệm vụ về đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 là gì?
Pháp luật
Xây dựng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cần đảm bảo những yêu cầu gì về chức năng?
Pháp luật
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh ra sao?
Pháp luật
Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố những thủ tục hành chính nào về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hành chính
1,624 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào