Đối tượng nhóm 1 được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải bao gồm những ai?
- Đối tượng nhóm 1 được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải bao gồm những ai?
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 1 bao gồm những nội dung gì?
- Cần phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 1 bao gồm những nội dung pháp luật chuyên ngành nào?
Đối tượng nhóm 1 được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Phân loại đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nhóm 1:
a) Công chức, viên chức và người lao động đang công tác trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Công chức, viên chức, người lao động thuộc các Sở Giao thông vận tải.
...
Theo đó, đối tượng nhóm 1 được phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải bao gồm:
- Công chức, viên chức và người lao động đang công tác trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
- Công chức, viên chức, người lao động thuộc các Sở Giao thông vận tải.
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải
(Hình từ Internet)
Phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 1 bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là quy định của Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là văn bản quy phạm pháp luật) phù hợp với từng nhóm đối tượng quy định tại Điều 5 của Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Đối với đối tượng thuộc nhóm 1
a) Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động; các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước; chế độ công vụ, công chức, viên chức; các quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; các quy định về cải cách hành chính; các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải; đặc biệt là các quy định về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải.
...
Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 1 bao gồm những nội dung sau:
- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động; các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước; chế độ công vụ, công chức, viên chức; các quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân;
Các quy định về cải cách hành chính; các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải; đặc biệt là các quy định về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cần phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giao thông vận tải cho nhóm 1 bao gồm những nội dung pháp luật chuyên ngành nào?
Tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 47/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
- Về lĩnh vực đường bộ: Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quản lý về phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ;
Các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giao thông đường bộ; các quy định về quản lý vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực hàng hải: Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải; các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực hàng không: Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông hàng không; các quy định về an toàn, an ninh hàng không và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực đường thủy nội địa: Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường thủy nội địa: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan;
- Về lĩnh vực đường sắt: Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt: các văn bản quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; các quy định về an toàn giao thông đường sắt và bảo vệ môi trường; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt; các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và các quy định khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?