Đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập là những ai? Việc giao khoán đất vùng bán ngập được thực hiện theo những hình thức nào?
Đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập là những ai?
Đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT như sau:
Đối tượng giao, nhận khoán đất vùng bán ngập
1. Việc giao khoán đất vùng bán ngập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập (sau đây gọi là bên giao khoán).
2. Đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (sau đây gọi là bên nhận khoán). Diện tích đất vùng bán ngập được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp đang cư trú hợp pháp trên địa bàn xã, phường, thị trấn có đất vùng bán ngập, trong đó ưu tiên hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng vào mục đích thủy điện, thủy lợi; trường hợp không có hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán mới xem xét giao khoán cho tổ chức.
3. Đơn giá giao khoán đất vùng bán ngập do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định trên cơ sở giá đất nông nghiệp của địa phương. Tiền giao khoán đất vùng bán ngập được quản lý, sử dụng như tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định, đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Diện tích đất vùng bán ngập được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp đang cư trú hợp pháp trên địa bàn xã, phường, thị trấn có đất vùng bán ngập, trong đó ưu tiên hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng vào mục đích thủy điện, thủy lợi;
Lưu ý: Trường hợp không có hộ gia đình, cá nhân nhận giao khoán mới xem xét giao khoán cho tổ chức.
Đối tượng nhận khoán đất vùng bán ngập là những ai? (Hình từ Internet)
Việc giao khoán đất vùng bán ngập được thực hiện theo những hình thức nào?
Hình thức giao khoán đất vùng bán ngập được quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT như sau:
Hình thức giao khoán đất vùng bán ngập
1. Giao khoán theo các mùa vụ đối với đất trồng cây hàng năm với tổng thời gian là 05 năm.
2. Giao khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng hoặc chu kỳ kinh doanh đối với đất trồng cây lâu năm hoặc rừng trồng với tổng thời gian tối đa là 50 năm.
3. Giao khoán theo vụ hoặc theo năm đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với tổng thời gian là 05 năm.
Như vậy, theo quy định, việc giao khoán đất vùng bán ngập được thực hiện theo thông qua các hình thức sau đây:
(1) Giao khoán theo các mùa vụ đối với đất trồng cây hàng năm với tổng thời gian là 05 năm.
(2) Giao khoán ổn định theo chu kỳ cây trồng hoặc chu kỳ kinh doanh đối với đất trồng cây lâu năm hoặc rừng trồng với tổng thời gian tối đa là 50 năm.
(3) Giao khoán theo vụ hoặc theo năm đối với đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản với tổng thời gian là 05 năm.
Bên nhận khoán đất có quyền lợi gì khi sử dụng đất vùng bán ngập?
Quyền lợi của bên nhận khoán đất vùng bán ngập được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2012/TT-BTNMT như sau:
Nghĩa vụ và quyền lợi của bên nhận khoán
1. Nghĩa vụ:
a) Sử dụng đất vùng bán ngập theo đúng phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và quy định của pháp luật;
b) Chấp hành các qui định về phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; bảo vệ nguồn lợi của đất, nước theo quy định của pháp luật; cải tạo, bồi dưỡng đất, không làm thoái hóa và biến dạng cấu trúc, địa hình diện tích đất được nhận khoán;
c) Thanh toán tiền nhận khoán cho bên giao khoán theo đúng hợp đồng hai bên đã ký kết;
d) Trả lại đất vùng bán ngập nhận khoán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật;
đ) Không được tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao - nhận khoán dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự chấp thuận bằng văn bản của bên giao khoán. Khi bị phát hiện đã tự ý chuyển nhượng hợp đồng phải chấp hành việc huỷ hợp đồng, trả lại đất;
e) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong việc sử dụng đất vùng bán ngập. Bồi thường thiệt hại cho bên giao khoán nếu vi phạm hợp đồng; bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất vùng bán ngập.
2. Quyền lợi:
a) Chủ động sản xuất trên diện tích đất nhận khoán, được hưởng thành quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng giao khoán đất vùng bán ngập;
b) Được bồi thường thiệt hại nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng;
c) Được bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất đã nhận khoán để sử dụng vào mục đích khác;
d) Được giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị thiên tai hoặc rủi ro do quá trình vận hành hồ chứa gây ra.
Như vậy, theo quy định, bên nhận khoán đất vùng bán ngập có các quyền lợi sau đây:
(1) Chủ động sản xuất trên diện tích đất nhận khoán, được hưởng thành quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng giao khoán đất vùng bán ngập;
(2) Được bồi thường thiệt hại nếu bên giao khoán vi phạm hợp đồng;
(3) Được bồi thường, hỗ trợ về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất đã nhận khoán để sử dụng vào mục đích khác;
(4) Được giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị thiên tai hoặc rủi ro do quá trình vận hành hồ chứa gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?