Đối tượng nào thì được phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài? Vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì? Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được quy định như thế nào?
Đối tượng nào thì được phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài?
Căn cứ Điều 68 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, cụ thể như sau:
“Điều 68. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
3. Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
4. Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
6. Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Theo đó, để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
- Tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
- Hộ kinh doanh đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp.
- Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối tượng nào thì được phép thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài? Vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
Vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
Tại Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, vốn đầu tư ra nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
(1) Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
(2) Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
- Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
- Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
- Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
(3) Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
(4) Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được quy định như sau:
“Điều 72. Điều kiện đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
2. Đối với ngành, nghề báo chí, phát thanh, truyền hình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là tổ chức đã được cấp phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam và được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng ý bằng văn bản.
3. Đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ lên đến 37.000.000 đồng? Quy tắc chung khi tham gia giao thông?
- Lỗi không mang giấy tờ xe 2025 phạt bao nhiêu? Giấy tờ xe bao gồm những gì? Bị trừ bao nhiêu điểm bằng lái?
- Khai trừ khỏi Đảng khi nào? Đảng viên bị khai trừ có được kết nạp lại không? Thời hiệu kỷ luật đảng viên bị khai trừ bao lâu?
- Cơ quan sau sáp nhập được bố trí cấp phó nhiều hơn quy định trong 5 năm theo Công văn 7968 đúng không?
- Định hướng sắp xếp cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo Công văn 24? Thời hạn hoàn thành sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn?