Đối tượng nào tham gia làm hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam? Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có những quyền hạn nào?
- Đối tượng nào tham gia làm hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam?
- Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có những quyền hạn nào?
- Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
- Tài chính của Hội Châm cứu Việt Nam có những nguồn thu nào?
- Tài chính của Hội Châm cứu Việt Nam được dùng để chi cho những khoản nào?
Đối tượng nào tham gia làm hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định về hội viên danh dự như sau:
Hội viên danh dự
Những người không hội đủ các tiêu chuẩn của điều 11 hoặc là người nước ngoài nhưng có công đóng góp cho Hội được xét công nhận là Hội viên danh dự của Hội.
Hội viên danh dự được tham gia các hoạt động của Hội, nhưng không có quyền biểu quyết các nghị quyết của Hội, không được tham gia ứng cử, bầu cử các chức vụ lãnh đạo của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng tham gia làm hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam là những người không hội đủ các tiêu chuẩn của Điều 11 Điều lệ này hoặc là người nước ngoài nhưng có công đóng góp cho Hội được xét công nhận là Hội viên danh dự của Hội.
Hội Châm cứu Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên:
1. Tham gia các hoạt động của Hội.
2. Được ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, được thảo luận và biểu quyết các công việc của Hội.
3. Được tham gia hoặc nhận sự hỗ trợ của Hội để giải quyết các khó khăn cuộc sống, nâng cao tri thức, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình; Được sử dụng các dịch vụ do Hội cung cấp với những điều kiện ưu đãi.
4. Được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề mà mình quan tâm.
5. Được đề nghị ra khỏi Hội khi không có nguyện vọng tiếp tục tham gia Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Tham gia các hoạt động của Hội
- Được tham gia hoặc nhận sự hỗ trợ của Hội để giải quyết các khó khăn cuộc sống, nâng cao tri thức, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình; Được sử dụng các dịch vụ do Hội cung cấp với những điều kiện ưu đãi.
- Được đề xuất, góp ý kiến và đề nghị Hội kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề mà mình quan tâm.
- Được đề nghị ra khỏi Hội khi không có nguyện vọng tiếp tục tham gia Hội.
Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của Hội viên:
1. Tham gia sinh hoạt Hội tại một Hội mình đăng ký.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, nghị quyết của Đại hội cũng như các quyết định khác của Hội.
3. Tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
4. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của Hội; Tham gia đóng góp vào việc tuyên truyền và vận động phát triển Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên danh dự của Hội Châm cứu Việt Nam có nghĩa vụ như sau:
- Tham gia sinh hoạt Hội tại một Hội mình đăng ký.
- Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Hội, nghị quyết của Đại hội cũng như các quyết định khác của Hội.
- Tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
- Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của Hội; Tham gia đóng góp vào việc tuyên truyền và vận động phát triển Hội
Tài chính của Hội Châm cứu Việt Nam có những nguồn thu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Tài chính của Hội gồm:
- Tiền hỗ trợ của Nhà nước
- Tài trợ của các cơ quan, đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nước.
- Hội phí
- Thu nhập ở các hoạt động xây dựng quỹ khác được Nhà nước cho phép.
- Hội viên mỗi năm đóng hội phí một lần (theo quy định của TW Hội).
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài chính của Hội Châm cứu Việt Nam có những nguồn thu sau:
- Tiền hỗ trợ của Nhà nước
- Tài trợ của các cơ quan, đoàn thể và cá nhân trong và ngoài nước.
- Hội phí
- Thu nhập ở các hoạt động xây dựng quỹ khác được Nhà nước cho phép.
- Hội viên mỗi năm đóng hội phí một lần (theo quy định của TW Hội).
Tài chính của Hội Châm cứu Việt Nam được dùng để chi cho những khoản nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Điều lệ (sửa đổi) của Hội Châm cứu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 04/2003/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Phần chi:
- Chi cho các hoạt động của Hội
- Chi khen thưởng
- Hành chính phí
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài chính của Hội Châm cứu Việt Nam được dùng để chi cho những khoản sau:
- Chi cho các hoạt động của Hội
- Chi khen thưởng
- Hành chính phí
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TS/08-06/hoi-cham-cuu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TS/22-05/cham-cuu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/TS/16-05/hoi-cham-cuu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?
- Tạo lập web sex đăng tải phim 18+, làm diễn đàn thảo luận nội dung đồi trụy để quảng cáo mua bán dâm bị phạt mấy năm tù?
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?
- Công việc quản lý vận hành nhà chung cư? Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cần đáp ứng điều kiện nào?