Đối tượng nào phải huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp?

Tôi có câu hỏi là đối tượng nào phải huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.Q đến từ Đồng Nai.

Mục tiêu huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp là gì?

Mục tiêu huấn luyên phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 34/2022/TT-BGTVT như sau:

Huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát ANHK
1. Mục tiêu: phục hồi các kiến thức và kỹ năng cho học viên đã được đào tạo, huấn luyện ban đầu, cập nhật bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, phục hồi giấy phép, năng định để giúp cho nhân viên phục hồi đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu huấn luyên phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp là phục hồi các kiến thức và kỹ năng cho học viên đã được đào tạo, huấn luyện ban đầu, cập nhật bổ sung kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, phục hồi giấy phép, năng định để giúp cho nhân viên phục hồi đủ điều kiện làm việc ở vị trí công việc chuyên môn theo quy định.

an ninh hàng không

Huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không (Hình từ Internet)

Đối tượng nào phải huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp?

Đối tượng phải huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a và khoản b khoản 3 Điều 11 Thông tư 34/2022/TT-BGTVT như sau:

Huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát ANHK
2. Đối tượng, nội dung, thời lượng phục hồi giấy phép:
a) Nhân viên kiểm soát ANHK bị đình chỉ hiệu lực giấy phép theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Chương trình ANHK và kiểm soát chất lượng ANHK Việt Nam phải được huấn luyện phục hồi.
b) Nội dung, thời lượng huấn luyện phục hồi thực hiện theo các nội dung đào tạo ban đầu quy định tại Điều 4, Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này trên cơ sở văn bản khuyến cáo sau thanh tra, kiểm tra, xác minh, điều tra, thử nghiệm của cấp có quyền; đảm bảo phù hợp với nội dung phải bổ sung về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chuẩn mực ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ.
3. Đối tượng, nội dung, thời lượng phục hồi năng định
a) Nhân viên kiểm soát ANHK bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Chương trình ANHK và kiểm soát chất lượng ANHK Việt Nam phải được huấn luyện phục hồi theo nội dung huấn luyện định kỳ quy định tại Điều 7, Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này, đảm bảo phù hợp với nội dung phải bổ sung về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chuẩn mực ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp thời điểm phải huấn luyện phục hồi trùng với thời điểm huấn luyện định kỳ thì chỉ phải thực hiện huấn luyện định kỳ;
b) Nhân viên kiểm soát ANHK không thực hiện nhiệm vụ theo năng định đã được cấp liên tục trên 6 tháng phải được huấn luyện phục hồi theo nội dung, thời lượng huấn luyện định kỳ được quy định tại Điều 7, Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này. Trường hợp thời điểm phải huấn luyện phục hồi trùng với thời điểm huấn luyện định kỳ, nhân viên kiểm soát ANHK chỉ phải tham dự huấn luyện phục hồi.

Theo đó, đối tượng phải huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp là nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bị đình chỉ hiệu lực giấy phép theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Chương trình ANHK và kiểm soát chất lượng ANHK Việt Nam phải được huấn luyện phục hồi.

- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về Chương trình ANHK và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam phải được huấn luyện phục hồi theo nội dung huấn luyện định kỳ, đảm bảo phù hợp với nội dung phải bổ sung về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chuẩn mực ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp thời điểm phải huấn luyện phục hồi trùng với thời điểm huấn luyện định kỳ thì chỉ phải thực hiện huấn luyện định kỳ;

- Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không không thực hiện nhiệm vụ theo năng định đã được cấp liên tục trên 6 tháng phải được huấn luyện phục hồi theo nội dung, thời lượng huấn luyện định kỳ được.

Trường hợp thời điểm phải huấn luyện phục hồi trùng với thời điểm huấn luyện định kỳ, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không chỉ phải tham dự huấn luyện phục hồi.

Mục tiêu huyến luyện chuyển loại nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp để làm gì?

Mục tiêu huyến luyện chuyển loại nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2022/TT-BGTVT như sau:

Đào tạo, huấn luyện chuyển loại nghiệp vụ nhân viên kiểm soát ANHK
1. Mục tiêu: trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để chuyển loại hoặc kiêm nhiệm nhân viên ANSC, ANKS, ANCĐ.
2. Đối tượng, nội dung, thời lượng đào tạo
a) Đối tượng: nhân viên kiểm soát ANHK đã hoàn thành chương trình đào tạo ban đầu cần chuyển đổi hoặc bổ sung vị trí chuyên môn (nhân viên ANSC cần chuyển loại sang nhân viên ANCĐ hoặc nhân viên ANKS; nhân viên ANCĐ cần chuyển loại sang nhân viên ANSC hoặc nhân viên ANKS; nhân viên ANKS cần chuyển loại sang nhân viên ANSC hoặc nhân viên ANCĐ);
b) Nội dung: các bài học nghiệp vụ ANKS, ANSC, ANCĐ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4, điểm c khoản 3 Điều 5 và điểm c khoản 3 Điều 6 Thông tư này tương ứng loại nhân viên (soi chiếu, cơ động, kiểm soát) dự kiến đề nghị chuyển loại;
c) Thời lượng: theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.

Như vậy, mục tiêu huyến luyện chuyển loại nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp là trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để chuyển loại hoặc kiêm nhiệm nhân viên an ninh soi chiếu, an ninh kiểm soát, an ninh cơ động.

Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phù hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được cấp 1 năm bao nhiêu bộ theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được phân định như thế nào? Kinh phí cho cấp hiệu?
Pháp luật
Điểm kiểm soát an ninh hàng không là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không?
Pháp luật
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có được sử dụng trang phục vào mục đích ngoài công việc không?
Pháp luật
Đối tượng nào phải huấn luyện phục hồi nghiệp vụ nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong hoạt động hàng không của doanh nghiệp?
Pháp luật
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không do ai chỉ đạo tổ chức? Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có được đình chỉ chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh không?
Pháp luật
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có được cho mượn phù hiệu đã được cấp vào mục đích khác không?
Pháp luật
Cúc chốt cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bằng bạc hay đồng? Cấp hiệu của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được cấp một năm bao nhiêu bộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
902 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào