Đối tượng nào là hội viên chính thức Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam? Hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Đối tượng nào là hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Những tổ chức, công dân người Việt Nam có tấm lòng từ thiện, tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất, tinh thần, tài chính, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyên xin gia nhập Hội hoạt động và sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội đều được Ban chấp hành Hội xem xét công nhận là hội viên chính thức của Hội.
Những người có đóng góp lớn cho Hội, có uy tín cao nhưng không có điều kiện hoạt động thường xuyên cho Hội, có nguyện vọng được công nhận là Hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam là những tổ chức, công dân người Việt Nam có tấm lòng từ thiện, tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất, tinh thần, tài chính, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyên xin gia nhập Hội hoạt động và sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội đều được Ban chấp hành Hội xem xét công nhận.
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV, có quy định về hội viên có nghĩa vụ như sau:
Hội viên có nghĩa vụ:
1. Thường xuyên sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội.
2. Chấp hành đúng Điều lệ Hội, thực hiện đầy đủ các nghị quyết, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước.
3. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của Hội trong nhân dân, vận động phát triển hội viên, đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ Hội giao, xây dựng Hội vững mạnh.
4. Thường xuyên tham gia các hoạt động Hội, chăm sóc trẻ em tàn tật, ngăn chặn những hành động thô bạo, ngược đãi trẻ em.
5. Đấu tranh chống mọi hoạt động chia rẽ bè phái, vụ lợi, mọi hành vi làm ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của Hội.
6. Đóng Hội phí, giữ gìn và sử dụng thẻ hội viên theo đúng quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có nghĩa vụ như sau:
- Thường xuyên sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội.
- Chấp hành đúng Điều lệ Hội, thực hiện đầy đủ các nghị quyết, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước.
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của Hội trong nhân dân, vận động phát triển hội viên, đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ Hội giao, xây dựng Hội vững mạnh.
- Thường xuyên tham gia các hoạt động Hội, chăm sóc trẻ em tàn tật, ngăn chặn những hành động thô bạo, ngược đãi trẻ em.
- Đấu tranh chống mọi hoạt động chia rẽ bè phái, vụ lợi, mọi hành vi làm ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của Hội.
- Đóng Hội phí, giữ gìn và sử dụng thẻ hội viên theo đúng quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
Hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ban hành theo Quyết định 77/2005/QĐ-BNV, có quy định về hội viên có quyền như sau:
Hội viên có quyền:
1. Được thông tin về các hoạt động của Hội. Đề xuất, thảo luận, biểu quyết, giám sát mọi công việc của Hội, tham dự các sinh hoạt Hội.
2. Dự các lớp học do Hội tổ chức; được Hội chăm lo giúp đỡ khi cần thiết để phát huy khả năng phục vụ tốt cho công tác Hội.
3. Ứng cử, đề cử và được tham gia bầu cử vào BCH, vào các chức danh chủ chốt của các cấp Hội; được bổ nhiệm, phân công vào các ban hoạt động chuyên đề của Hội. Hội viên liên kết, hội viên danh dự không tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo Hội.
4. Được chất vấn, phê bình Ban Chấp hành Trung ương Hội, các thành viên Ban Chấp hành và lãnh đạo các cấp Hội về những nội dung có liên quan đến hoạt động và Điều lệ Hội.
5. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như danh dự, nhân phẩm hội viên.
6. Được cấp thẻ hội viên.
7. Được ra khỏi Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì hội viên chính thức của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Được thông tin về các hoạt động của Hội. Đề xuất, thảo luận, biểu quyết, giám sát mọi công việc của Hội, tham dự các sinh hoạt Hội.
- Dự các lớp học do Hội tổ chức; được Hội chăm lo giúp đỡ khi cần thiết để phát huy khả năng phục vụ tốt cho công tác Hội.
- Ứng cử, đề cử và được tham gia bầu cử vào BCH, vào các chức danh chủ chốt của các cấp Hội; được bổ nhiệm, phân công vào các ban hoạt động chuyên đề của Hội. Hội viên liên kết, hội viên danh dự không tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo Hội.
- Được chất vấn, phê bình Ban Chấp hành Trung ương Hội, các thành viên Ban Chấp hành và lãnh đạo các cấp Hội về những nội dung có liên quan đến hoạt động và Điều lệ Hội.
- Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như danh dự, nhân phẩm hội viên.
- Được cấp thẻ hội viên.
- Được ra khỏi Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?