Đối tượng nào không được xét tặng Kỷ niệm chương? Trường hợp nào được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương?
Đối tượng nào không được xét tặng Kỷ niệm chương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 14/2019/TT-BNV như sau:
Đối tượng không được xét tặng Kỷ niệm chương
Cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù.
Như vậy, theo quy định trên thì thấy rằng những cá nhân bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù.
Kỷ niệm chương (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 14/2019/TT-BNV như sau:
Những trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương
Cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 6, được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương như sau:
1. Cá nhân được khen thưởng:
a) Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, đề nghị xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng.
b) Cá nhân được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại (trừ các loại Huân chương nêu trên) được đề nghị xét tặng sớm hơn 05 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 7.
c) Cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đề nghị xét tặng sớm hơn 3 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 7.
d) Các danh hiệu, hình thức khen thưởng để tính ưu tiên thời gian xét tặng Kỷ niệm chương phải được tặng và công nhận trong thời gian cá nhân công tác trong ngành; cá nhân được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì được tính thời gian ưu tiên của danh hiệu, hình thức khen thưởng cao nhất.
3. Cá nhân nữ được xét tặng sớm hơn 03 năm so với thời gian quy định.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 3 Điều 1 Thông tư 8/2022/TT-BNV như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong các ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ, Cơ quan chuyên trách Đảng ủy Bộ, Văn phòng Công đoàn Bộ, Văn phòng Đoàn Thanh niên Bộ, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm Thông tin.
Công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các đơn cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công chức, người lao động công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
...
Theo đó, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 6, được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương khi họ
- Được tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, “Anh hùng lao động”, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, đề nghị xét tặng ngay sau khi có quyết định khen thưởng.
- Được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại (trừ các loại Huân chương nêu trên) được đề nghị xét tặng sớm hơn 05 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 7.
- Được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đề nghị xét tặng sớm hơn 3 năm so với thời gian quy định tại Khoản 1, Điều 7.
Như vậy, trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định trên.
Thời gian được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 14/2019/TT-BNV như sau:
Những trường hợp được ưu tiên xét tặng Kỷ niệm chương
...
4. Tính đến thời điểm nghỉ hưu, nếu cá nhân còn thiếu từ 01 đến dưới 12 tháng thời gian so với quy định thì được ưu tiên xem xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu.
Như vậy, có thể thấy rằng tính đến thời điểm nghỉ hưu, nếu cá nhân còn thiếu từ 01 đến dưới 12 tháng thời gian so với quy định thì được ưu tiên xem xét tặng Kỷ niệm chương trước khi nghỉ hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?