Đối tượng nào không được tham gia Hội đồng kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân theo Thông tư 01?
Đối tượng nào không được tham gia Hội đồng kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2025/TT-TANDTC quy định như sau:
Thành lập Hội đồng kỳ thi
1. Hội đồng kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân quyết định thành lập, gồm 05 hoặc 07 thành viên, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng kỳ thi là Ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng kỳ thi là Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ;
c) Thành viên kiêm Thư ký Hội đồng kỳ thi là công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng trở lên của Vụ Tổ chức - Cán bộ;
d) Các thành viên khác là đại diện lãnh đạo một số đơn vị có liên quan đến kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân.
2. Không bố trí làm thành viên Hội đồng kỳ thi và bộ phận giúp việc Hội đồng kỳ thi đối với những người thân thích của người dự thi; những người đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
3. Hội đồng kỳ thi và bộ phận giúp việc của Hội đồng kỳ thi hoạt động trong một kỳ thi và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, các đối tượng không được tham gia Hội đồng kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
- Những người thân thích của người dự thi;
- Những người đang trong quá trình bị thanh tra, kiểm tra;
- Những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
Lưu ý: Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-TANDTC quy định người thân thích là người có quan hệ sau đây với người dự thi: Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột.
Đối tượng nào không được tham gia Hội đồng kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân theo Thông tư 01? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2025/TT-TANDTC quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kỳ thi
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kỳ thi:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân trong năm;
b) Trong quá trình hoạt động, Hội đồng kỳ thi được sử dụng con dấu của cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng kỳ thi:
a) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng kỳ thi;
b) Ban hành nội quy kỳ thi;
c) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng kỳ thi;
d) Quyết định thành lập bộ phận giúp việc để tổ chức kỳ thi gồm: Tổ thư ký, Ban đề thi, Tổ in sao đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Ban phỏng vấn kỳ thi (nếu có);
đ) Trực tiếp chỉ đạo: xây dựng, lựa chọn, sử dụng, bảo quản, lưu trữ đề thi, câu hỏi thi, hướng dẫn chấm điểm, đáp án theo quy định. Trực tiếp bàn giao đề thi gốc cho Tổ trưởng Tổ in sao đề thi; bàn giao đáp án và hướng dẫn chấm điểm đề thi gốc; bàn giao đề thi dự phòng, đáp án và hướng dẫn chấm điểm của đề thi dự phòng cho thành viên kiêm Thư ký Hội đồng kỳ thi;
e) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức thi; môn thi, hình thức thi; danh sách người dự thi; kết quả chấm thi, chấm phúc khảo (nếu có);
g) Báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân kết quả tổ chức kỳ thi;
h) Giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tư cách thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng kỳ thi; về hoạt động của Hội đồng kỳ thi và bộ phận giúp việc của Hội đồng kỳ thi.
...
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng kỳ thi;
- Ban hành nội quy kỳ thi;
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng kỳ thi;
- Quyết định thành lập bộ phận giúp việc để tổ chức kỳ thi gồm: Tổ thư ký, Ban đề thi, Tổ in sao đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo, Ban phỏng vấn kỳ thi (nếu có);
- Trực tiếp chỉ đạo: xây dựng, lựa chọn, sử dụng, bảo quản, lưu trữ đề thi, câu hỏi thi, hướng dẫn chấm điểm, đáp án theo quy định.
- Trực tiếp bàn giao đề thi gốc cho Tổ trưởng Tổ in sao đề thi; bàn giao đáp án và hướng dẫn chấm điểm đề thi gốc; bàn giao đề thi dự phòng, đáp án và hướng dẫn chấm điểm của đề thi dự phòng cho thành viên kiêm Thư ký Hội đồng kỳ thi;
- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức thi; môn thi, hình thức thi; danh sách người dự thi; kết quả chấm thi, chấm phúc khảo (nếu có);
- Báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân kết quả tổ chức kỳ thi;
- Giải quyết đơn phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về tư cách thành viên bộ phận giúp việc của Hội đồng kỳ thi; về hoạt động của Hội đồng kỳ thi và bộ phận giúp việc của Hội đồng kỳ thi.
Trình tự, thủ tục cử người đăng ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 01/2025/TT-TANDTC quy định trình tự, thủ tục cử người đăng ký dự thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
Căn cứ văn bản của Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh lựa chọn nhân sự thuộc quyền quản lý để cử đăng ký dự thi theo các bước sau:
Bước 1: Thông báo công khai để nhân sự trong đơn vị đăng ký dự thi;
Bước 2: Căn cứ chỉ tiêu, điều kiện, tiêu chuẩn và nguyện vọng của người đăng ký dự thi, cấp ủy và tập thể lãnh đạo các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành họp, biểu quyết để chọn cử người đăng ký dự thi.
Bước 3:
- Đối với người đăng ký dự thi công tác tại Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xây dựng tờ trình kèm danh sách, hồ sơ đăng ký dự thi gửi Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Đối với người đăng ký dự thi công tác tại Tòa án nhân dân cấp cao, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng tờ trình kèm danh sách gửi Vụ Tổ chức - Cán bộ;
Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xin chủ trương. Sau khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhất trí, Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo để người đăng ký dự thi làm hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.