Đối tượng nào được xem xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước? Để được xét tặng Kỷ niệm chương cần có điều kiện gì?
Đối tượng nào được xem xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 8/2022/TT-BNV như sau:
Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đã và đang công tác trong các ngành Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ:
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước”:
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ, Cơ quan chuyên trách Đảng ủy Bộ, Văn phòng Công đoàn Bộ, Văn phòng Đoàn Thanh niên Bộ, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Trung tâm Thông tin.
Công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, gồm: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Học viện Hành chính Quốc gia.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại các bộ, ban, ngành, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; các tổng công ty, tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các đơn cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Công chức, người lao động công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước tại Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Công chức công tác trong lĩnh vực Tổ chức nhà nước thuộc Phòng Nội vụ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác tổ chức cán bộ tại Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
...
3. Cá nhân là người nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài có công xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện với Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Quản lý nhà nước về Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
4. Công dân có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển chung của Bộ Nội vụ hoặc một trong các ngành, lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
5. Các trường hợp khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Theo đó, các đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước theo quy định trên.
Kỷ niệm chương (hình từ internet)
Để được xét tặng Kỷ niệm chương cần có điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2019/TT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 8/2022/TT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương
1. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6:
a) Hoạt động chuyên trách từ đủ 15 năm trở lên hoặc hoạt động kiêm nhiệm từ đủ 20 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm. Trường hợp được cử đi học tập hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thời gian đi học, thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp cá nhân không công tác liên tục thì thời gian xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn thời gian thực tế cá nhân công tác trong ngành Nội vụ.
b) Trường hợp cá nhân hoạt động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm không liên tục thì quy đổi theo thời điểm trình hồ sơ như sau: 01 năm hoạt động kiêm nhiệm được quy đổi bằng 09 tháng hoạt động chuyên trách.
c) Đối với các cá nhân có quá trình công tác trong các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ, nếu thời gian công tác của mỗi ngành, lĩnh vực không đủ thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương về từng ngành, lĩnh vực thì tổng thời gian công tác trong các ngành, lĩnh vực của cá nhân đó được tính để xét tặng Kỷ niệm chương và được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương về ngành, lĩnh vực hiện đang công tác (hoặc trước khi nghỉ hưu).
2. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 6:
a) Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có công lao đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của Bộ Nội vụ.
b) Lãnh đạo bộ, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 05 năm trở lên.
c) Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ban, ngành và tương đương; Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Có thời gian giữ chức vụ từ đủ 10 năm trở lên phụ trách 01 trong 04 lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
d) Lãnh đạo hoặc thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng trung ương: Kiêm nhiệm từ đủ 05 năm trở lên; lãnh đạo hoặc thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh: Kiêm nhiệm từ đủ 10 năm trở lên.
đ) Thời gian giữ chức vụ được tính để xét tặng Kỷ niệm chương được cộng dồn nếu cá nhân không phụ trách liên tục các ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
3. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 6:
Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hợp tác quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành hoặc lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
4. Đối với các cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6:
Cá nhân có sáng kiến, giải pháp, công trình khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, có giá trị thực tiễn, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của ngành Nội vụ; cá nhân hiến tặng tài liệu cho các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia; cá nhân có giúp đỡ, ủng hộ về tài chính hoặc vật chất cho sự phát triển của Bộ Nội vụ hoặc một trong các lĩnh vực: Tổ chức nhà nước; Thi đua, khen thưởng; Tín ngưỡng, Tôn giáo; Văn thư, Lưu trữ.
Theo đó, ở từng chức vụ cụ thể thì sẽ có tiêu chuẩn và điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp ngành Tổ chức nhà nước riêng.
Đối tượng nào thì chưa thuộc diện được xét tặng Kỷ niệm chương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2019/TT-BNV như sau:
Đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
3. Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ
Theo đó, đối tượng chưa được xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:
Cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có liên quan đến các vụ án hình sự mà chưa có kết luận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân đang trong thời gian thi hành một trong các hình thức kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
Cá nhân đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?