Đối tượng nào được hỗ trợ về kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí bảo đảm của Ban thanh tra nhân dân? Mức hỗ trợ kinh phí quy định ra sao?
Ai được hỗ trợ về kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí bảo đảm của Ban thanh tra nhân dân?
Theo Điều 2 Thông tư 63/2017/TT-BTC quy định về các đối tượng áp dụng sau đây:
- Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ban Thanh tra nhân dân cấp xã).
- Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước.
- Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập và Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ về kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí bảo đảm.
Đối tượng nào được hỗ trợ về kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí bảo đảm?
Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân được quy định thế nào?
Kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 37 Nghị định 159/2016/NĐ-CP, như sau:
- Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.
- Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Theo quy định trên, kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân bao gồm:
+ Ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước được cân đối từ kinh phí hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước đó.
+ Được sử dụng để chi cho việc tổ chức các cuộc giám sát; các cuộc xác minh, cuộc họp; chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên và cho hoạt động khác của Ban thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Ngoài ra, Bộ Tài chính có trách nhiệm ban hành Thông tư hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và nguồn kinh phí bảo đảm quy định ra sao?
Theo Điều 3 Thông tư 63/2017/TT-BTC, mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và nguồn kinh phí bảo đảm:
*Đối với Ban Thanh tra nhân dân cấp xã
Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã do ngân sách địa phương bảo đảm. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, mức tối thiểu 5 triệu đồng/Ban/năm và cân đối cho ngân sách cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động.
*Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước
Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Thủ trưởng cơ quan nhà nước quyết định, bố trí trong phạm vi dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hàng năm.
*Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập
Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định, bố trí trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị, bao gồm dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao, nguồn thu của đơn vị và số thu được để lại (nếu có).
*Đối với Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
Kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân do Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp bố trí theo khả năng tài chính và được hạch toán vào các khoản chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Như vậy, trên đây là kinh phí và chế độ tài chính của Ban thanh tra nhân; mức hỗ trợ kinh phí hoạt động và nguồn kinh phí bảo đảm đối với Ban Thanh tra nhân dân cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, Ban Thanh tra nhân dân ở đơn vị sự nghiệp công lập và Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?