Đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng?
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch thí nghiệm trong quá trình thi công công trình xây dựng gồm những gì?
- Khi công trình xây dựng có biểu hiện bất thường thì có được tiến hành quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng hay không?
- Đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng?
Nội dung chủ yếu của kế hoạch thí nghiệm trong quá trình thi công công trình xây dựng gồm những gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về quá trình quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công công trình xây dựng như sau:
Quản lý công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng
1. Công tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP).
2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nội dung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình. Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệm đã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.
Theo đó, nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đối tượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình), các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được sử dụng.
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 15a được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BXD (hết hiệu lực vào ngày 15/10/2021) có quy định về nội dung của kế hoạch thí nghiệm trong quá trình quản lý công tác thí nghiệm hiện trường của công trình xây dựng như sau:
Quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình
..
3. Nội dung của kế hoạch thí nghiệm gồm:
a) Các thí nghiệm cần thực hiện; tần suất, số lượng các phép thử đối với từng loại thí nghiệm theo quy định của thiết kế xây dựng, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, chỉ dẫn kỹ thuật và khối lượng công việc xây dựng;
b) Quy định cụ thể về việc lấy mẫu, bảo dưỡng, thực hiện thí nghiệm, lưu mẫu và xử lý kết quả thí nghiệm;
c) Quy định về trách nhiệm thực hiện của các nhà thầu, bộ phận giám sát của chủ đầu tư.
Từ những quy định trên, có thể thấy nội dung chủ yếu của kế hoạch thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình tùy từng thời điểm sẽ được quy định khác nhau tại các văn bản, tương ứng với tình hình và quy định cụ thể.
Đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng? (Hình từ Internet)
Khi công trình xây dựng có biểu hiện bất thường thì có được tiến hành quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định về các trường hợp tiến hành quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng như sau:
Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
1. Việc quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấp thuận;
b) Khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp, trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng, phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc; quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị (nếu có)..
Theo đó, khi công trình có biểu hiện bất thường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải được quan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngăn ngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.
Đối tượng nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định như sau:
Quan trắc công trình trong quá trình thi công xây dựng
...
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quả quan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
4. Trường hợp kết quả quan trắc do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảm bảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếu kết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thi công xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chi phí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.
5. Trường hợp công trình gồm nhiều gói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và các nhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc công trình.
Như vậy, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đối với từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?