Đối tượng nào có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
- Đối tượng nào có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
- Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải gồm những nội dung gì?
- Không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học sẽ bị xử lý ra sao?
Đối tượng nào có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 65 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học
1. Trách nhiệm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ và phải có các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ và cán bộ chuyên môn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
c) Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ và tổ chức, cá nhân trong việc quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 66 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Theo đó, những đối tượng sau đây có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nghiên cứu, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro theo quy định tại Điều 67 Luật Đa dạng sinh học 2008, cụ thể:
Công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học
1. Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra, nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen phải công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với đa dạng sinh học.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai thông tin và biện pháp quản lý rủi ro.
Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 66 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học; cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biển đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biển đổi gen đối với đa dạng sinh học
....
2. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro;
b) Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học;
c) Biện pháp quản lý rủi ro.
3. Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc lập, thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học và việc cấp giấy chứng nhận an toàn của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học.
Theo đó, báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Mô tả biện pháp đánh giá rủi ro;
- Mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học;
- Biện pháp quản lý rủi ro.
Lưu ý: Báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
Không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học sẽ bị xử lý ra sao?
Theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nghiên cứu tạo ra, phát triển công nghệ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
...
Theo đó, đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh? Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh?
- Mục đích sử dụng đất ở tại đô thị là gì? Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích nào?
- Người sử dụng đất có phải đăng ký biến động khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không?
- Cho mượn hàng hóa có phải lập hóa đơn không? Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trễ 30 ngày bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ đầu tư có được ủy quyền cho bên liên doanh ký hợp đồng đặt cọc đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại không?