Đối tượng nào có quyền đề nghị loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
- Loài sinh vật nào được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
- Đối tượng nào có quyền đề nghị loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
- Hồ sơ đề nghị đưa loài sinh vật vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm những nội dung gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Loài sinh vật nào được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Theo Điều 37 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1. Loài được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;
b) Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý, hiếm.
2. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý, bảo vệ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, loài sinh vật sau đây được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, bao gồm:
- Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm;
- Giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm nguy cấp, quý hiếm.
Đối tượng nào có quyền đề nghị loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 37 của Luật này, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đề nghị loài được đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;
c) Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.
2. Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được lập thành hồ sơ gửi bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.
...
Căn cứ trên quy định đối tượng có quyền đề nghị loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, gồm:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, dự án điều tra, nghiên cứu về loài sinh vật ở Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân được giao quản lý rừng, khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, biển và hệ sinh thái tự nhiên khác;
- Hội, hiệp hội và tổ chức khác về khoa học và công nghệ, môi trường.
Hồ sơ đề nghị đưa loài sinh vật vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 38 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
...
3. Hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm có:
a) Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị;
b) Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;
c) Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị;
d) Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;
đ) Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;
e) Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, hồ sơ đề nghị đưa loài sinh vật vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm những nội dung:
- Tên phổ thông, tên bản địa, tên khoa học của loài được đề nghị;
- Vùng phân bố, số lượng cá thể ước tính, điều kiện sống và tình trạng nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài được đề nghị;
- Các đặc tính cơ bản, tính đặc hữu, giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hoá - lịch sử của loài được đề nghị;
- Mức độ bị đe dọa tuyệt chủng của loài được đề nghị;
- Chế độ quản lý, bảo vệ và yêu cầu đặc thù khác;
- Kết quả tự đánh giá và đề nghị việc đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Ai có thẩm quyền quyết định loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Theo Điều 39 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
1. Bộ, cơ quan ngang bộ sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ phải tổ chức Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để lập Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trình Chính phủ quyết định.
2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Theo đó, Chính phủ có thầm quyền quyết định loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?