Đối tượng nào bị truy nã theo quy định pháp luật hiện hành? Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú giải quyết ra sao?
Đối tượng nào bị truy nã theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì những đối tượng sau sẽ bị truy nã:
- Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
- Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
- Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
- Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
- Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Đối tượng nào bị truy nã theo quy định pháp luật hiện hành?
Truy nã trong giai đoạn xét xử thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì truy nã trong giai đoạn xét xử thực hiện như sau:
(1) Trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can và đã giao bản cáo trạng cho bị can nhưng chưa chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án mà nhận được thông tin về việc bị can bỏ trốn, thì Viện kiểm sát vẫn chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án để thụ lý, xét xử và thông báo cho Tòa án biết việc bị can đã bỏ trốn để Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
(2) Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung.
Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trường hợp đã mở phiên tòa mà bị cáo bỏ trốn, thì Hội đồng xét xử áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
(3) Đối với các trường hợp (2) mà trong vụ án có nhiều bị can, bị cáo, trong đó có bị can, bị cáo bỏ trốn, có bị can, bị cáo không bỏ trốn, thì Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả các bị can, bị cáo. Đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam không bỏ trốn, mà thời hạn tạm giam đã hết và nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Tòa án áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự ra lệnh tạm giam.
Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án phải ra ngay quyết định đưa vụ án ra xét xử và Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo bỏ trốn theo quy định.
(4) Khi nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và gửi thông báo quyết định truy nã theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC.
Nếu hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có công văn yêu cầu mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt người bị truy nã.
(5) Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo thì khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Tòa án không phải yêu cầu Cơ quan điều tra tiếp tục ra quyết định truy nã mới.
Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú giải quyết ra sao?
Căn cứ theo quy định Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì trường hợp người bị truy nã ra đầu thú giải quyết như sau:
- Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.
- Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có được quyền tự chủ trong hoạt động tư vấn hay không?
- Công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 tại 63 tỉnh thành năm học 2025-2026 chính thức mới nhất?
- Viết đoạn văn về mùa em yêu thích lớp 2? Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em yêu thích lớp 2?
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?