Đối tượng được hưởng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?
Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước là gì?
Theo Điều 2 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước
Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa số chi thực tế thấp hơn so với dự toán kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Căn cứ trên quy định kết thúc năm ngân sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa số chi thực tế thấp hơn so với dự toán kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và của Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Đối tượng được hưởng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai?
Đối tượng được hưởng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước gồm những ai? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Đối tượng được hưởng
Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng để chi trả cho cán bộ, công chức và người lao động hợp đồng được trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và các Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng để chi trả cho cán bộ, công chức và người lao động hợp đồng được trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và các Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng cho những nội dung nào?
Theo Điều 4 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Nội dung sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước
Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng theo các nội dung với thứ tự ưu tiên như sau:
1. Trả thu nhập tăng thêm;
2. Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích;
3. Chi cho các hoạt động phúc lợi;
4. Chi trợ cấp khó khăn đột xuất;
5. Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế;
6. Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Căn cứ trên quy định kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng theo các nội dung với thứ tự ưu tiên như sau:
- Trả thu nhập tăng thêm;
- Chi khen thưởng cho tập thể và cá nhân có thành tích;
- Chi cho các hoạt động phúc lợi;
- Chi trợ cấp khó khăn đột xuất;
- Chi thêm cho người lao động khi thực hiện tinh giản biên chế;
- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Ai có quyền phê duyệt kế hoạch chi kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
Theo Điều 22 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, hàng năm căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ của khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Đối với Kiểm toán Nhà nước khu vực, hàng năm căn cứ vào số kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ của Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi trình Kiểm toán trưởng nước phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước hoặc Ban Chấp hành Công đoàn Kiểm toán Nhà nước để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét kịp thời điều chỉnh, bổ sung./.
Căn cứ trên quy định thẩm quyền phê duyệt kế hoạch chi kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước như sau:
(1) Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước:
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt và tổ chức thực hiện.
(2) Đối với Kiểm toán Nhà nước khu vực:
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi trình Kiểm toán trưởng nước phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?