Đối tượng được đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Quyết định đặc xá do Chủ tịch nước ban hành hiện nay gồm những ai?
- Đối tượng được đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Quyết định đặc xá do Chủ tịch nước ban hành gồm những ai?
- Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá trong trường hợp đặc biệt?
Đối tượng được đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Quyết định đặc xá do Chủ tịch nước ban hành gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 766/2022/QĐ-CTN quy định như sau:
Đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Điều 22, Điều 23 của Luật Đặc xá để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Theo khoản 2 Mục I Hướng dẫn 157/TANDTC-V1 năm 2022 quy định như sau:
ĐỐI TƯỢNG XÉT ĐẶC XÁ
...
2. Đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 766/2022/QĐ-CTN ngày 01/7/2022 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có văn bản của Chủ tịch nước yêu cầu đặc xá;
b) Có văn bản đề nghị đặc xá của Cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế;
c) Có văn bản đề nghị đặc xá của các bộ, cơ quan ngang bộ, các ban của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đó, đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022 là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đặc xá hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp cụ thể nêu trên.
Đặc xá trong trường hợp đặc biệt (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Đặc xá 2018 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt
1. Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân báo cáo Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gửi Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Văn phòng Chủ tịch nước rà soát, kiểm tra hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước quyết định.
Đồng thời, tại điểm b khoản 2 Mục IV Hướng dẫn 73/HD-HĐTVĐX năm 2022 quy đinh như sau:
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC XÉT ĐẶC XÁ
...
2. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá
...
b) Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt:
- Chính phủ giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù mà có yêu cầu đối nội, đối ngoại;
- Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp lập hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù không đủ điều kiện đề nghị đặc xá mà có yêu cầu đối nội, đối ngoại hoặc người đang được hoãn chấp hành án phạt tù mà có yêu cầu đối nội, đối ngoại; tập hợp hồ sơ, danh sách người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt trình các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;
- Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan xét duyệt hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị để lập hồ sơ, danh sách trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Như vậy, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá trong trường hợp đặc biệt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Đặc xá 2018 quy định như sau:
Thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt
1. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
2. Việc thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài trong trường hợp đặc biệt được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 20 của Luật này.
Theo đó, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?