Đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn và trách nhiệm nào?
- Đối tượng nào được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
- Đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn nào?
- Trách nhiệm của đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì?
Đối tượng nào được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về chủ thể và đối tượng như sau:
Chủ thể và đối tượng
1. Chủ thể chất vấn (người hỏi): Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn (tập thể hoặc cá nhân).
2. Đối tượng được chất vấn (đại diện tập thể hoặc cá nhân trả lời):
a. Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.
b. Cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng các ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn.
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là:
- Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.
- Cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng các ban, đơn vị của Tổng Liên đoàn.
Đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn và trách nhiệm nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về quyền và trách nhiệm của đối tượng được chất vấn như sau:
Quyền và trách nhiệm của đối tượng được chất vấn
1. Quyền của đối tượng được chất vấn
a. Đề nghị chủ thể chất vấn giải thích những nội dung chất vấn chưa rõ.
b. Được từ chối trả lời nếu nội dung chất vấn không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hoặc không thuộc chức trách nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của người trả lời chất vấn. Những nội dung chất vấn mà người được chất vấn cho rằng chưa rõ ràng, địa chỉ chưa tin cậy thì người được chất vấn có quyền báo cáo và kiến nghị Ban Chấp hành xem xét, quyết định.
Những nội dung chất vấn tập thể, cá nhân liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước và tổ chức Công đoàn theo quy định; quyền bí mật đời tư của công dân được quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017); những vấn đề thuộc bí mật đời tư của cá nhân Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn không vi phạm tư cách đảng viên, tư cách Ủy viên Ban Chấp hành thì tập thể hoặc cá nhân được chất vấn có quyền từ chối trả lời chất vấn.
c. Đề nghị với chủ trì hội nghị cho phép được trao đổi, hội ý với tập thể có trách nhiệm trả lời chất vấn về những vấn đề phát sinh trong quá trình đại diện tập thể trả lời chất vấn mà chưa có sự thống nhất của tập thể hoặc được trao đổi, hội ý với những tập thể, cá nhân liên quan về những vấn đề phát sinh trong quá trình trả lời chất vấn đối với cá nhân.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Đề nghị chủ thể chất vấn giải thích những nội dung chất vấn chưa rõ.
- Được từ chối trả lời nếu nội dung chất vấn không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hoặc không thuộc chức trách nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, tiêu chuẩn của người trả lời chất vấn. Những nội dung chất vấn mà người được chất vấn cho rằng chưa rõ ràng, địa chỉ chưa tin cậy thì người được chất vấn có quyền báo cáo và kiến nghị Ban Chấp hành xem xét, quyết định.
+ Những nội dung chất vấn tập thể, cá nhân liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước và tổ chức Công đoàn theo quy định; quyền bí mật đời tư của công dân được quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự năm 2015;
+ Những vấn đề thuộc bí mật đời tư của cá nhân Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn không vi phạm tư cách đảng viên, tư cách Ủy viên Ban Chấp hành thì tập thể hoặc cá nhân được chất vấn có quyền từ chối trả lời chất vấn.
- Đề nghị với chủ trì hội nghị cho phép được trao đổi, hội ý với tập thể có trách nhiệm trả lời chất vấn về những vấn đề phát sinh trong quá trình đại diện tập thể trả lời chất vấn mà chưa có sự thống nhất của tập thể hoặc được trao đổi, hội ý với những tập thể, cá nhân liên quan về những vấn đề phát sinh trong quá trình trả lời chất vấn đối với cá nhân.
Trách nhiệm của đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy định chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1578/QĐ-TLĐ năm 2016, có quy định về quyền và trách nhiệm của đối tượng được chất vấn như sau:
Quyền và trách nhiệm của đối tượng được chất vấn
…
2. Trách nhiệm của đối tượng được chất vấn
a. Trả lời chất vấn theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Quy định này.
- Chấp hành việc tổ chức, điều hành quá trình chất vấn và trả lời chất vấn của người chủ trì hội nghị.
- Trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp, kỳ họp sau hoặc bằng văn bản cho chủ thể chất vấn theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm về nội dung trả lời chất vấn.
b. Tiếp nhận, chuẩn bị và trả lời chất vấn nghiêm túc, trung thực, đầy đủ, đúng trọng tâm, ngắn gọn, cầu thị; không được từ chối hoặc né tránh trả lời về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, của tổ chức hoặc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, tiêu chuẩn liên quan đến cá nhân mình.
c. Tiếp thu những nội dung chất vấn đúng, hợp lý; tổ chức chỉ đạo và thực hiện những nội dung chất vấn này phục vụ thiết thực cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức hoặc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân mình sau hội nghị chất vấn.
d. Chủ động, kịp thời sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm vi phạm (nếu có) sau chất vấn và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Theo đó, đối tượng được chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có các tránh nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?