Đối tượng của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ là ai? Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành KHCN gồm những cơ quan nào?
Đối tượng của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ là những ai?
Đối tượng của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ được quy định tại Điều 2 Nghị định 213/2013/NĐ-CP như sau:
Đối tượng thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, theo quy định, đối tượng của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ bao gồm:
(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ.
Đối tượng của thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ là những ai? (Hình từ Internet)
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ gồm những cơ quan nào?
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ được quy định tại Điều 4 Nghị định 213/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 27/2017/NĐ-CP) như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
a) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
b) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
c) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, theo quy định, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ bao gồm:
(1) Cơ quan thanh tra nhà nước:
- Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ.
(2) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
- Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong hoạt động thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ?
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 213/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 10 Điều 1 Nghị định 27/2017/NĐ-CP) như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra;
c) Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra;
d) Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra khoa học và công nghệ; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra khoa học và công nghệ;
đ) Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khoa học và công nghệ;
e) Định kỳ yêu cầu cơ quan thuộc quyền quản lý báo cáo và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra. Giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình;
g) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ bảo đảm kinh phí, trang phục và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của Thanh tra Sở và Chi cục.
3. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ;
b) Thực hiện trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Sở.
...
Như vậy, trong hoạt động thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ thì Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có các trách nhiệm sau đây:
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
(2) Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra;
(3) Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra;
(4) Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất làm công tác thanh tra khoa học và công nghệ;
Tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra khoa học và công nghệ;
(5) Bảo đảm kinh phí, điều kiện làm việc cho các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khoa học và công nghệ;
(6) Định kỳ yêu cầu cơ quan thuộc quyền quản lý báo cáo và báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên về công tác thanh tra.
Giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình;
(7) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?