Đối tượng công tác xã hội phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
- Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội có bao gồm bí mật về đời sống riêng tư hay không?
- Đối tượng công tác xã hội phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
- Việc cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp có phải nhằm mục đích đánh giá nguy cơ rủi ro, nhu cầu của đối tượng công tác xã hội không?
Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội có bao gồm bí mật về đời sống riêng tư hay không?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 7 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định về bí mật riêng tư như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
...
7. Bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định của pháp luật về dân sự và bí mật về hồ sơ quản lý trường hợp.
8. Công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp là hoạt động áp dụng các lý thuyết, nguyên tắc và phương pháp công tác xã hội để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng trong quá trình tư pháp
Theo đó, đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
Do đó, bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội bao gồm:
- Bí mật về đời sống riêng tư;
- Bí mật cá nhân;
- Bí mật gia đình theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Bí mật về hồ sơ quản lý trường hợp.
Như vậy, bí mật riêng tư của đối tượng công tác xã hội sẽ gồm bí mật về đời sống riêng tư.
Đối tượng công tác xã hội phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng công tác xã hội phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, nghĩa vụ chấp hành các quy định trong quá trình sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng công tác xã hội bao gồm:
- Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin cá nhân, hợp tác đầy đủ với người hành nghề công tác xã hội và người làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
- Phối hợp thực hiện các biện pháp, phương pháp can thiệp, trị liệu của người hành nghề công tác xã hội theo quy định của pháp luật.
- Chấp hành nội quy của cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, quy định của pháp luật về công tác xã hội.
Việc cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp có phải nhằm mục đích đánh giá nguy cơ rủi ro, nhu cầu của đối tượng công tác xã hội không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Dịch vụ công tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội gồm một hoặc nhiều dịch vụ sau:
1. Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp
a) Đánh giá nguy cơ rủi ro, nhu cầu của đối tượng; sàng lọc và phân loại đối tượng. Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác.
b) Bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp của đối tượng về chăm sóc y tế, nơi tạm trú an toàn, nước uống, thực phẩm, quần áo, đồ dùng thiết yếu và đi lại.
2. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển
a) Đánh giá nhu cầu, sàng lọc, phân loại đối tượng; lập hồ sơ quản lý trường hợp.
b) Tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý, phục hồi tâm lý cho đối tượng.
c) Trị liệu rối nhiễu tâm trí, trị liệu sang chấn, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất.
d) Can thiệp, bảo vệ, chăm sóc, phục hồi và hỗ trợ phát triển cho các đối tượng.
đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp đối tượng; giám sát và rà soát, đánh giá các hoạt động can thiệp, trợ giúp và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
e) Kết thúc kế hoạch can thiệp hỗ trợ đối tượng, lưu trữ hồ sơ quản lý đối tượng hoặc thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp mới (nếu đối tượng có nhu cầu),
g) Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng.
h) Kết nối cung cấp dịch vụ điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe; kết nối chuyển gửi đối tượng đến cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội hoặc cơ sở khác nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
...
Theo đó, việc cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp sẽ nhằm mục đích đánh giá nguy cơ rủi ro, nhu cầu của đối tượng công tác xã hội.
Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp còn giúp sàng lọc và phân loại đối tượng công tác xã hội..
Lưu ý:
Trường hợp cần thiết thì chuyển gửi đối tượng công tác xã hội tới các cơ sở y tế, giáo dục, cơ quan công an hoặc các cơ quan, tổ chức phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?