Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam xuất phát từ đâu? Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện như thế nào?
Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 59/2021/NĐ-CP cụ thể:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam chỉ được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, hình thức và thẩm quyền đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (Hình từ Internet)
Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam xuất phát từ đâu?
Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 59/2021/NĐ-CP cụ thể:
Doanh thu
1. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quản lý doanh thu và thu nhập khác theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm:
a) Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
b) Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
c) Doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con bao gồm khoản thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, doanh thu của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm doanh thu từ hoạt động quản lý thành viên; doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật;
- Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ bao gồm doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin; doanh thu từ dịch vụ hạ tầng công nghệ cho thị trường chứng khoán; doanh thu dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
- Doanh thu và thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con bao gồm khoản thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại công ty con, thu khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty con; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo Điều 8 Nghị định 59/2021/NĐ-CP cụ thể:
Trách nhiệm của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tuân thủ quy định về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định này, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
2. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác tài chính của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con căn cứ quy định tại Nghị định này.
Như vậy, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ quy định về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Nghị định này, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với công tác tài chính của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
- Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con căn cứ quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm dành cho cá nhân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm?
- Tết Hạ Nguyên người lao động được nghỉ mấy ngày? Tết Hạ Nguyên có bắn pháo hoa theo quy định pháp luật?
- Phỏng vấn kín trong cuộc thi hoa hậu Miss Universe là gì? Có mấy hình thức tổ chức cuộc thi hoa hậu theo quy định hiện nay?
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ? Nhiệm vụ chính trị của chi bộ do ai đề ra?
- Mẫu điều khoản quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án bất động sản?