Doanh nghiệp xã hội không sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động có phải hoàn trả lại các khoản tài trợ đó không?
- Doanh nghiệp xã hội được quyền huy động nhận tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp hay không?
- Doanh nghiệp xã hội không sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động thì có phải hoàn trả lại các khoản tài trợ đó không?
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội là công ty hợp danh bao gồm những loại giấy tờ gì?
Doanh nghiệp xã hội được quyền huy động nhận tài trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:
Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
...
2. Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
c) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Theo đó, doanh nghiệp xã hội có quyền được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xã hội không sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động có phải hoàn trả lại các khoản tài trợ đó không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp xã hội không sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động thì có phải hoàn trả lại các khoản tài trợ đó không?
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội như sau:
Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
b) Sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động;
c) Không gửi cam kết, thông báo hoặc gửi cam kết, thông báo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có sự thay đổi nội dung, chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
d) Không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc gửi cam kết, thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định trong trường hợp không gửi cam kết, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Buộc thực hiện mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp xã hội không sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Cần lưu ý rằng, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt trên được quy định đối với tổ chức.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp xã hội không sử dụng đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích đối với hành vi vi phạm.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội là công ty hợp danh bao gồm những loại giấy tờ gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ, trình tự, thủ tục, đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Kèm theo hồ sơ phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những người sau đây ký:
a) Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;
b) Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;
c) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;
d) Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân, cổ đông khác là cá nhân, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.
Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp hợp danh bao gồm:
(1). Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2). Điều lệ công ty.
(3). Danh sách thành viên.
(4). Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(5). Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do các thành viên hợp danh ký.
Theo đó, phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?