Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không?
Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không?
Căn cứ theo điểm a khoản 29 Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
29. Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này. Doanh nghiệp viễn thông bao gồm:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc thiết lập, sở hữu mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng không thiết lập, không sở hữu mạng viễn thông công cộng.
...
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 45 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc kết nối mạng viễn thông công cộng như sau:
Kết nối mạng viễn thông công cộng
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
a) Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng;
b) Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch;
c) Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác;
b) Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu;
c) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng là doanh nghiệp thực hiện việc thiết lập, sở hữu mạng viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ viễn thông.
Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng không được phân biệt đối xử về giá dịch vụ và dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp viễn thông khi cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có được phân biệt giá dịch vụ không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có những quyền gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Luật Viễn thông 2023 quy định về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông
...
3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
d) Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
...
Theo đó, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có các quyền sau đây:
+ Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
+ Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
+ Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông mà mình đã thuê nếu được doanh nghiệp viễn thông cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông đồng ý;
+ Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định của Luật này về quản lý tài nguyên viễn thông;
+ Nghiên cứu phát triển, triển khai thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông;
+ Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển, đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông theo quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê cơ sở hạ tầng viễn thông;
+ Tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Việc sở hữu trong kinh doanh viễn thông được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
- Nhà nước duy trì phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước để bảo đảm chi phối hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Viễn thông 2023.
- Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần tối đa mà một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong 02 hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?