Doanh nghiệp vận tải có được giảm tiền phạt và nộp tiền phạt nhiều lần do điều kiện doanh nghiệp khó khăn không?

Cho tôi hỏi trường hợp doanh nghiệp vận tải bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Do điều kiện khó khăn nên chưa có tiền nộp tiền xử phạt nên đã làm đơn xin giảm tiền phạt và xin nộp tiền phạt nhiều lần. Vậy trong trường hợp này, căn cứ để giảm hoặc nộp tiền phạt nhiều lần được quy định như thế nào? Trên đây là thắc mắc của anh Kim Thuận đến từ Tp. Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp vận tải do điều kiện khó khăn nên chưa có tiền nộp tiền phạt có được hoãn thi hành quyết định phạt tiền do vi phạm giao thông không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 về hoãn thi hành quyết định phạt tiền như sau:

Hoãn thi hành quyết định phạt tiền
1. Việc hoãn thi hành quyết định phạt tiền được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, tổ chức bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng trở lên;
b) Cá nhân đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn; tổ chức đang gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh.
Trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ngươi đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp cá nhân gặp khó khăn về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn thì phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên.
Trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
...

Theo đó, trường hợp tổ chức đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp thì được hoãn thi hành quyết định phạt tiền.

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc, doanh nghiệp vận tải do điều kiện khó khăn nên chưa có tiền nộp tiền phạt không thuộc các trường hợp gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh nêu trên nên không đủ điều kiện để được hoãn thi hành quyết định phạt tiền do vi phạm giao thông.

Doanh nghiệp vận tải

Doanh nghiệp vận tải (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp vận tải có được giảm tiền phạt do điều kiện doanh nghiệp khó khăn không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 38 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:

Giảm, miễn tiền phạt
1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của Luật này được quy định như sau:
a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;
b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
...
3. Tổ chức được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này;
b) Đã thi hành xong hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định xử phạt;
c) Tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.
...

Theo đó, việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định khi tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp.

Như vậy, doanh nghiệp vận tải do điều kiện doanh nghiệp khó khăn nên chưa có tiền nộp tiền phạt không thuộc các trường hợp gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh nên không được giảm một phần tiền phạt theo quy định trên.

Doanh nghiệp vận tải do điều kiện doanh nghiệp khó khăn có được nộp tiền phạt nhiều lần đối với quyết định phạt tiền do vi phạm giao thông không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 về nộp tiền phạt nhiều lần như sau:

Nộp tiền phạt nhiều lần
1. Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;
b) Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế. Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.
2. Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.
3. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Theo đó, việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi doanh nghiệp vận tải có đủ các điều kiện sau:

- Bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng trở lên;

- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Đơn đề nghị của doanh nghiệp vận tải phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Như vậy nếu doanh nghiệp vận tải của bạn đáp ứng điều kiện trên thì được nộp tiền phạt nhiều lần.

Lưu ý, thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực. Số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

Doanh nghiệp vận tải
Kinh doanh vận tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy phép kinh doanh vận tải xe ô tô có thời hạn trong bao lâu?
Pháp luật
Quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty 100% vốn nước ngoài? Hồ sơ đề nghị cấp gồm những gì?
Pháp luật
Xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ngồi có cần trang bị bình cứu hỏa và búa thoát hiểm hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu không? Xe phải có niện hạn sử dụng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chở hàng bằng xe ô tô bán tải có được xem là kinh doanh vận tải hay không? Mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là mẫu nào?
Pháp luật
Nhà xe có bị thu hồi phù hiệu xe kinh doanh vận tải trong trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải hay không?
Pháp luật
Từ 01/9/2022, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 7 ngày?
Pháp luật
Thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn khi đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp bản sao không đúng với bản chính trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thì có phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu không?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không?
Pháp luật
Điều kiện và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải hàng hóa được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp vận tải
689 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp vận tải Kinh doanh vận tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp vận tải Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào