Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoạt động dưới hình thức loại hình doanh nghiệp nào?
- Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoạt động dưới hình thức loại hình doanh nghiệp nào?
- Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh do cơ quan nào hướng dẫn?
- Các ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ mà doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh thực hiện?
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh hoạt động dưới hình thức loại hình doanh nghiệp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2023/NĐ-CP về các điều kiện để xác định doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh đảm bảo đồng thời các điều kiện sau:
1. Là một trong các loại hình doanh nghiệp sau:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó có ít nhất một doanh nghiệp là doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Có ngành, lĩnh vực và địa bàn hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh khi hoạt động dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo đó, các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được xác định là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh bao gồm:
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nêu tại (1) nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trong đó có ít nhất 01 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh được xác định khi hoạt động dưới loại hình nào? (Hình từ Internet)
Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh do cơ quan nào hướng dẫn?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 16/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Giao nhiệm vụ, đặt hàng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh
1. Việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; giá, đơn giá hoặc chi phí để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc giao nhiệm vụ, đặt hàng cho doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn.
Các ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ mà doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh thực hiện?
Các ngành, lĩnh vực, địa bàn phục vụ mà doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh thực hiện được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 16/2023/NĐ-CP bao gồm:
(1) Sản xuất cung ứng thuốc nổ, vật liệu nổ phục vụ quốc phòng, an ninh.
(2) Sản xuất cung ứng hóa chất và vật tư hóa chất chuyên dụng phục vụ quốc phòng an ninh.
(3) Nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến:
- Vũ khí, khí tài, công cụ hỗ trợ phục vụ quốc phòng an ninh;
- Thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, tài liệu kỹ thuật mật mã;
- Công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng chuyên dụng bảo vệ an ninh mạng;
- Thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dùng cơ yếu;
- Cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ quốc phòng, an ninh.
(4) Chuyển giao công nghệ, thương mại quân sự và xuất, nhập khẩu vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật quân sự, an ninh và chuyên ngành mật mã.
(5) Xuất bản, in, phát hành:
- Tài liệu nghiệp vụ, sách, báo chính trị, quân sự, an ninh chuyên dùng có yêu cầu bảo mật của Nhà nước;
- Các tài liệu theo Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc gia, trật tự, an toàn xã hội do Chính phủ quy định.
(6) Sản xuất cung ứng các sản phẩm, vật tư, vật liệu và quân trang, xăng, dầu mỡ đặc chủng phục vụ quốc phòng, an ninh.
(7) Quản lý, cung cấp dịch vụ bay, dịch vụ kinh tế biển, đo đạc bản đồ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
(8) Sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền, máy bay phục vụ quốc phòng, an ninh.
(9) Khảo sát, thiết kế, thi công, sửa chữa các công trình quốc phòng, an ninh.
(10) Thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động trên các địa bàn chiến lược quan trọng tại: Biên giới, hải đảo, vùng biển, vùng dự án khu kinh tế quốc phòng và các địa bàn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(11) Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?