Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải cung cấp những thông tin nào của nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên trang mạng xã hội?
- Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải cung cấp những thông tin nào của nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên trang mạng xã hội?
- Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp không chính xác tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trên trang chủ của mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nhà nước có những chính sách nào về phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng?
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải cung cấp những thông tin nào của nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên trang mạng xã hội?
Căn cứ tại Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng - Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP:
Thì những nội dung bắt buộc phải có trong Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng là:
1. Tên cơ quan chủ quản (nếu có)
2. Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
3. Mục đích thiết lập mạng xã hội
4. Loại hình dịch vụ mạng xã hội: (dịch vụ tạo blog, diễn đàn, trò chuyện trực tuyến....)
5: Đối tượng phục vụ
6. Phạm vi cung cấp dịch vụ
a) Trên trang thông tin điện tử tại tên miền
b) Qua hệ thống phân phối ứng dụng khi cung cấp cho các thiết bị di động
7. Biện pháp quản lý
8. Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet
9. Địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam
10. Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên trang mạng xã hội:
- Họ và tên
- Chức danh
- Số điện thoại liên lạc (cố định và di động)
11. Trụ sở
Điện thoại: ……………………………………….Fax
12. Thời gian đề nghị cấp phép: ………năm…….. tháng.
Như vậy, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải cung cấp những thông tin sau của nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin trên trang mạng xã hội:
- Họ và tên
- Chức danh
- Số điện thoại liên lạc (cố định và di động)
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp không chính xác tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trên trang chủ của mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 100 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 36 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
e) Cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin về tên của tổ chức quản lý mạng xã hội, tên cơ quan chủ quản (nếu có), địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung, số giấy phép, ngày tháng năm cấp, cơ quan cấp phép trên trang chủ của mạng xã hội.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và h khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp không chính xác tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trên trang chủ của mạng xã hội thì có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội cung cấp không chính xác tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trên trang chủ của mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách nào về phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng?
Đối chiếu với quy định tại Điều 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng được quy định như sau:
- Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet.
+ Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.
- Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập Internet công cộng và hộ gia đình.
+ Chú trọng việc phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp Luật.
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.
- Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.
- Khuyến khích và tạo Điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền tiếng Việt và chuyển đổi sang công nghệ địa chỉ Internet IPv6 (gọi tắt là công nghệ IPv6).
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân có quyền ký giấy chuyển viện hay không? Điều kiện được chuyển viện cho bệnh nhân là gì?
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?