Doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán nhưng không thực hiện khóa sổ kế toán thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cho chị hỏi nếu doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán thì cần phải làm những gì vậy em? Có bắt buộc phải khóa sổ kế toán không? Nếu doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán nhưng không thực hiện khóa sổ kế toán thì có bị xử phạt không? - Chị Kiều Trang (Bình Dương).

Doanh nghiệp cần phải làm gì khi thay đổi kỳ kế toán?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kỳ kế toán được hiểu là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.

Căn cứ theo Điều 103 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định cụ thể rằng khi thay đổi kỳ kế toán, ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch thì doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

- Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.

Ví dụ: Doanh nghiệp có kỳ kế toán năm 2014 theo năm dương lịch. Năm 2015, doanh nghiệp chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau. Trường hợp này, doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính riêng cho giai đoạn từ 1/1/2015 đến 31/3/2015.

- Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.

- Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”. Cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/4/2015 và kết thúc ngày 31/3/2016, doanh nghiệp phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 1/4/2014 đến 31/3/2015.

Theo đó, khi doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán của mình thì bắt buộc phải tiến hành khoá sổ kế toán.

Sổ kế toán

Thay đổi kỳ kế toán những không khóa sổ kế toán thì có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán nhưng không thực hiện khóa sổ kế toán thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;
b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;
c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;
d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán.

Lưu ý: Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) thì mức phạt trên đây được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, nếu doanh nghiệp thay đổi kỳ kế toán nhưng không thực hiện việc khóa sổ kế toán thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Doanh nghiệp phải mở và khóa sổ kế toán khi nào?

Căn cứ theo Điều 124 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
...
3. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Đồng thời, sẽ thực hiện khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán, trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Sổ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh là gì? Một số lưu ý khi sử dụng Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh? Hướng dẫn ghi sổ?
Pháp luật
Doanh nghiệp sử dụng sổ kế toán nhằm mục đích gì? Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán nào?
Pháp luật
Quy định về sổ kế toán hành chính, sự nghiệp từ 01/01/2025 theo Thông tư 24/2024/TT-BTC thế nào?
Pháp luật
Khoá sổ kế toán là gì? Trình tự khoá sổ kế toán theo quy định mới nhất áp dụng từ năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Sổ kế toán là gì? Mở sổ kế toán như thế nào theo quy định mới nhất tại Thông tư 24/2024/TT-BTC?
Pháp luật
Hướng dẫn mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán mới theo Thông tư 24/2024/TT-BTC từ 01/01/2025 thế nào?
Pháp luật
Mẫu sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên doanh áp dụng đối với công ty TNHH mới nhất?
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể áp dụng mẫu sổ chi tiết các tài khoản nào? Cách điền mẫu sổ đúng nhất?
Pháp luật
Mẫu sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên doanh áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ kế toán
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,098 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào