Doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện thì phải lập bao nhiêu bộ hồ sơ thi tuyển?
- Doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện thì phải lập bao nhiêu bộ hồ sơ thi tuyển?
- Mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện có sự thông đồng với nhau thì có bị hủy kết quả thi không?
Doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện thì phải lập bao nhiêu bộ hồ sơ thi tuyển?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT có quy định về nộp hồ sơ thi tuyển như sau:
Nộp Hồ sơ thi tuyển
1. Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển nộp Hồ sơ thi tuyển về Hội đồng thi tuyển theo thông báo mời thi tuyển.
2. Hồ sơ thi tuyển của doanh nghiệp được lập thành 06 bộ, gồm 01 bộ gốc, 04 bộ sao và 01 bộ mềm trong đĩa CD ROM được đóng gói, niêm phong theo quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển.
3. Sau khi đã nộp Hồ sơ thi tuyển, doanh nghiệp không được phép rút Hồ sơ thi tuyển ra để bổ sung hoặc sửa đổi.
4. Trước thời điểm mở Hồ sơ thi tuyển doanh nghiệp có quyền nộp đơn xin rút tên khỏi danh sách tham gia thi tuyển nhưng không được nhận lại Hồ sơ thi tuyển.
5. Đối với các Hồ sơ thi tuyển đáp ứng điều kiện tại khoản 1 và 2 Điều này, Hội đồng thi tuyển xác nhận bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đã tiếp nhận Hồ sơ thi tuyển, ghi rõ ngày, giờ nhận Hồ sơ thi tuyển và có xác nhận việc niêm phong.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện thì được lập thành 06 bộ hồ sơ: gồm 01 bộ gốc, 04 bộ sao và 01 bộ mềm trong đĩa CD ROM được đóng gói, niêm phong theo quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển
Doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện thì phải lập bao nhiêu bộ hồ sơ thi tuyển? (Hình từ Internet)
Mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT có quy định về mở hồ sơ thi tuyển như sau:
Mở Hồ sơ thi tuyển
1. Hội đồng thi tuyển tổ chức mở Hồ sơ thi tuyển theo thời gian và địa điểm ghi tại thông báo mời thi tuyển.
2. Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển cử đại diện đến tham dự mở Hồ sơ thi tuyển. Việc mở Hồ sơ thi tuyển được thực hiện đúng theo thời gian quy định, không phụ thuộc vào việc có mặt hay vắng mặt của các đại diện doanh nghiệp tham gia thi tuyển.
3. Trình tự mở Hồ sơ thi tuyển được thực hiện như sau:
a) Thông báo thành phần tham dự;
b) Thông báo số lượng Hồ sơ thi tuyển và tên các doanh nghiệp tham gia thi tuyển;
c) Kiểm tra niêm phong của Hồ sơ thi tuyển;
d) Mở lần lượt các bộ Hồ sơ và ghi vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển các thông tin về: tên doanh nghiệp; số lượng bộ hồ sơ gốc, bộ sao và bộ CD ROM;
đ) Thông qua biên bản mở Hồ sơ thi tuyển;
e) Đại diện của từng doanh nghiệp và Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển. Bản sao của biên bản mở Hồ sơ thi tuyển được gửi cho tất cả các doanh nghiệp nộp Hồ sơ thi tuyển;
g) Sau khi mở Hồ sơ thi tuyển, Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào bản gốc của tất cả các Hồ sơ thi tuyển và niêm phong bản gốc. Trên giấy niêm phong có chữ ký của một thành viên Hội đồng thi tuyển và đại diện của doanh nghiệp. Việc sơ tuyển, xét tuyển Hồ sơ thi tuyển được tiến hành dựa theo bản sao. Bản gốc của Hồ sơ thi tuyển được bảo quản và lưu trữ tại Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi kết quả thi tuyển được công bố.
Như vậy, mở hồ sơ thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện được thực hiện theo trình tự như sau:
- Thông báo thành phần tham dự;
- Thông báo số lượng Hồ sơ thi tuyển và tên các doanh nghiệp tham gia thi tuyển;
- Kiểm tra niêm phong của Hồ sơ thi tuyển;
- Mở lần lượt các bộ Hồ sơ và ghi vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển các thông tin về: tên doanh nghiệp; số lượng bộ hồ sơ gốc, bộ sao và bộ CD ROM;
- Thông qua biên bản mở Hồ sơ thi tuyển;
- Đại diện của từng doanh nghiệp và Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào biên bản mở Hồ sơ thi tuyển. Bản sao của biên bản mở Hồ sơ thi tuyển được gửi cho tất cả các doanh nghiệp nộp Hồ sơ thi tuyển;
- Sau khi mở Hồ sơ thi tuyển, Hội đồng thi tuyển ký xác nhận vào bản gốc của tất cả các Hồ sơ thi tuyển và niêm phong bản gốc. Trên giấy niêm phong có chữ ký của một thành viên Hội đồng thi tuyển và đại diện của doanh nghiệp.
Việc sơ tuyển, xét tuyển Hồ sơ thi tuyển được tiến hành dựa theo bản sao. Bản gốc của Hồ sơ thi tuyển được bảo quản và lưu trữ tại Bộ Thông tin và Truyền thông sau khi kết quả thi tuyển được công bố
Các doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện có sự thông đồng với nhau thì có bị hủy kết quả thi không?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 12/2012/TT-BTTTT có quy định về hủy kết quả thi tuyển như sau:
Hủy kết quả thi tuyển
Kết quả thi tuyển của doanh nghiệp bị hủy trong các trường hợp sau:
1. Có sự thông đồng giữa các bên tham gia thi tuyển hoặc giữa các doanh nghiệp tham gia thi tuyển.
2. Doanh nghiệp trúng tuyển không thực hiện các quy định của pháp luật về viễn thông, tần số vô tuyến điện và các quy định tại Hồ sơ mời thi tuyển để được cấp giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Như vậy, theo quy định trên thì các doanh nghiệp tham gia thi tuyển quyền sử dụng vô tuyến điện có sự thông đồng với nhau thì sẽ bị hủy kết quả thi tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết Dương lịch dành cho bố mẹ ý nghĩa, cảm động? Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày Tết Dương lịch được tính thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị đăng ký chứng chỉ quỹ đóng mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký chứng chỉ quỹ đóng?
- Khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73 được bao nhiêu tiền? Đối tượng nào được khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73?
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh thế nào? Tải về mẫu biên bản họp?
- Kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hay kinh phí hoạt động?