Doanh nghiệp thẩm định giá bị kiểm tra đột xuất hoạt động thẩm định giá trong những trường hợp nào?
Doanh nghiệp thẩm định giá bị kiểm tra đột xuất hoạt động thẩm định giá trong trường hợp nào?
Kiểm tra đột xuất doanh nghiệp thẩm định giá (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Thông tư 323/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 25/2019/TT-BTC) quy định về thời hạn kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá như sau:
Thời hạn kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ được thực hiện đối với một doanh nghiệp thẩm định giá tối đa một lần trong 3 năm tính từ ngày doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hoặc tính từ lần kiểm tra liền kề trước đó.
2. Kiểm tra đột xuất
Kiểm tra đột xuất được thực hiện đối với doanh nghiệp thẩm định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thẩm định giá;
b) Theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá đã được kiểm tra đột xuất thì không thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra định kỳ kết hợp với kiểm tra đột xuất ngay trong năm đó.
4. Bộ Tài chính thông báo quyết định kiểm tra tới các doanh nghiệp thẩm định giá được kiểm tra.
Theo đó, việc kiểm tra đột xuất hoạt động thẩm định giá đối với doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thẩm định giá;
- Theo yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Doanh nghiệp thẩm định giá bị kiểm tra đột xuất những nội dung gì trong hoạt động thẩm định giá?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 323/2016/TT-BTC quy định về quy trình và nội dung kiểm tra hoạt động thẩm định giá như sau:
Quy trình và nội dung kiểm tra hoạt động thẩm định giá
1. Quy trình kiểm tra
a) Kiểm tra định kỳ gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị kiểm tra, giai đoạn thực hiện kiểm tra, giai đoạn kết thúc kiểm tra và giai đoạn sau kiểm tra.
b) Kiểm tra đột xuất: Đoàn kiểm tra được vận dụng quy trình kiểm tra định kỳ quy định tại Điểm a Khoản này cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng cuộc kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra
a) Việc chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
b) Việc tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá (quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá, hồ sơ, chứng thư, báo cáo thẩm định giá,...);
c) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật;
3. Quy trình kiểm tra và nội dung kiểm tra hoạt động thẩm định giá được quy định cụ thể tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, nội dung kiểm tra hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm:
- Việc chấp hành các quy định về quản lý hoạt động thẩm định giá và thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp;
- Việc tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá (quy trình thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá, hồ sơ, chứng thư, báo cáo thẩm định giá,...);
- Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp thẩm định giá bị kiểm tra đột xuất hoạt động thẩm định giá có quyền, nghĩa vụ gì?
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá bị kiểm tra đột xuất được quy định tại Điều 12 Thông tư 323/2016/TT-BTC như sau:
* Quyền của đối tượng được kiểm tra
- Được cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản về mục đích, nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra tại doanh nghiệp;
- Giải trình, kiến nghị với cơ quan kiểm tra về những nội dung còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và Đoàn kiểm tra.
* Nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra. Bố trí thẩm định viên hành nghề và những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến phạm vi kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 323/2016/TT-BTC và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ, tài liệu, thông tin đã cung cấp;
- Báo cáo với Đoàn kiểm tra về tình hình doanh nghiệp và giải trình, cung cấp thông tin khi có yêu cầu của Đoàn kiểm tra;
- Thực hiện kiến nghị của Đoàn kiểm tra, thực hiện các biện pháp khắc phục sai sót, tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm tra và gửi cơ quan kiểm tra báo cáo giải pháp khắc phục sai sót theo quy định tại Điều 18 Thông tư 323/2016/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?