Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên thì hồ sơ gồm các tài liệu nào? Có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 74 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Những thay đổi phải được chấp thuận hoặc phải thông báo
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Mức vốn điều lệ; vốn được cấp;
c) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
d) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến có cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ;
đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán;
e) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;
g) Đầu tư ra nước ngoài, bao gồm việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện và các hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có những thay đổi sau đây:
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thay đổi.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên thì hồ sơ gồm các tài liệu nào? Có cần phải được Bộ Tài chính chấp thuận không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên thì hồ sơ gồm các tài liệu nào?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên thì hồ sơ gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Hồ sơ thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam) về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi trụ sở chính).
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tái bảo hiểm thay đổi tên thì hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị thay đổi tên;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thay đổi tên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích rõ lý do.
Doanh nghiệp tái bảo hiểm hoạt động các nội dung nào?
Doanh nghiệp tái bảo hiểm hoạt động các nội dung được quy định tại khoản 2 ĐIều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp tái bảo hiểm hoạt động các nội dung sau:
- Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?