Doanh nghiệp sinh thái là gì? Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái như thế nào?
Doanh nghiệp sinh thái là gì?
Doanh nghiệp sinh thái được giải thích theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Doanh nghiệp sinh thái là doanh nghiệp thực hiện đồng thời các giải pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
Căn cứ trên quy định doanh nghiệp sinh thái là doanh nghiệp thực hiện đồng thời các giải pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái như thế nào?
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái được quy định theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
1. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 37 của Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái.
2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia các hoạt động và đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 42, khoản 1 và khoản 2 Điều 43, mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái và Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 37 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái
...
2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp;
c) Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn đạt kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và giảm phát thải ra môi trường.
...
Như vậy, doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia các hoạt động và đáp ứng các tiêu chí sau đây thì được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
- Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp;
- Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn đạt kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và giảm phát thải ra môi trường.
Doanh nghiệp sinh thái là gì? Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi nào?
Doanh nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi được quy định theo Điều 39 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Ưu đãi đối với khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái
1. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này.
2. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nhà tài trợ trong nước và quốc tế; được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý.
4. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên cung cấp thông tin có liên quan về thị trường công nghệ, khả năng hợp tác để thực hiện cộng sinh công nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận là khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?