Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với tai nạn lao động nhẹ trong thời gian bao lâu?
Doanh nghiệp có phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với tai nạn lao động nhẹ hay không?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về hồ sơ vụ tai nạn lao động cụ thể như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).
2. Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
b) Cơ quan thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, Doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động không phân biệt đó là tai nạn lao động nhẹ hay nặng theo quy định.
Trong đó, tai nạn lao động nhẹ là tai nạn lao động không làm cho người lao động bị các chấn thương như quy định tại Phụ lục II ban hành theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP và không thuộc trường hợp tai nạn lao động làm chết người lao động (tai nạn lao động chết người) theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tai nạn lao động chết người là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động chết tại nơi xảy ra tai nạn;
- Người lao động chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
- Người lao động chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
- Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
Tai nạn lao động nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Doanh nghiệp có phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với tai nạn lao động nhẹ hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp phải lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động đối với tai nạn lao động nhẹ trong thời gian bao lâu?
Dựa vào quy định điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Hồ sơ vụ tai nạn lao động
Hồ sơ vụ tai nạn lao động
…
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
…
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
a) 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
b) Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Nghị định này, trừ trường hợp tai nạn lao động được Điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản Điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.
Như vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động nhẹ.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như sau:
- Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?