Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm sau ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch trong thời hạn bao lâu thì không bị phạt?
- Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm sau ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch trong thời hạn bao lâu thì không bị phạt?
- Doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là bao lâu?
Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm sau ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch trong thời hạn bao lâu thì không bị phạt?
Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Kế toán 2015 như sau:
Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán
...
d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
3. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài chính quy định chi tiết về báo cáo tài chính cho từng lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, đối tượng, kỳ lập, phương pháp lập, thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo và công khai báo cáo tài chính.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định như sau:
Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
...
Theo quy định, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Trường hợp đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động thì được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau.
Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Tức là sau 3 tháng (90 ngày) kể từ ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.
Trong thời hạn này doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính năm, nếu quá thời hạn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm sau ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch trong thời hạn bao lâu thì không bị phạt? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính năm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hình thức xử phạt đối với hành vi chậm nộp báo cáo tài chính năm được quy định tại Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, đối với trường hợp doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính năm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức sau đây:
(1) Trường hợp nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định, có thể bị hạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
(2) Trường hợp nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.
3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp là 2 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?